PMA – Professional Management Academy

Lesson Learned to have 7A – Nguyễn Thái Thọ (PMI-ACP K10)

Cập nhật lần cuối vào 02/11/2021 bởi Phạm Mạnh Cường

“Nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của các thầy của trung tâm PMA, giúp mình rút ngắn được thời gian học rất nhiều và tìm ra cách học hiệu quat để đạt được kết quả này.” – Anh Nguyễn Thái Thọ – học viên lớp PMI-ACP K10 chia sẻ.

Cảm nhận về đề thi PMI-ACP

Nhìn chung, như các đánh giá của các cao nhân đi trước thì PMI-ACP không phải là quá khó, cho dù lượng kiến thức và khái niệm của 7 domains là không ít. Không như PMP, để pass được chứng chỉ yêu cầu các bạn nắm rất vững các khái niệm và mức độ bao phủ của các KA. Sau đấy là luồng thông tin đi lại giữa các KA, mối tương quan, liên hệ giữa các Group Process để có thể manage và kiểm soát tốt dự án. Tuy nhiên, PMP cũng có cái “dễ” hơn là độ maturity của mô hình quản trị theo waterfall rất cao, nên tính logic và chắc chắn khi làm đề cũng sẽ cao hơn, loại bỏ được nhiều cảm tính hay “định kiến” được đúc kết từ kinh nghiệm của mỗi người. 

Quay lại ACP, khởi nguồn của mọi “tri thức” sẽ xuất phát từ

  • Is A Mindset, Described by 4 Values, Defined by 12 Principles và Manifested in many Practices
  • “Tri thức” sẽ được thẩm định thông qua các câu hỏi, được chia vào 7 domains tương ứng, mỗi domain sẽ có 1 tập các tasks mà một Agile Practitioner sẽ phải làm khi lead các dự án Agile trong thực tế.  

Vậy một câu hỏi sẽ có “hình dạng” như thế nào?

1. Có thể mapping được câu hỏi với Domain hay không?

Quan điểm cá nhân thì câu trả lời là “Có”, và thậm chí nó còn map đến từng “Task” ở trong từng Domain. Trong phạm vi của LL là để thi chứng chỉ ACP, nên theo mình là các bạn nên cố gắng liên kết với Domain khi làm đề.

2. Có map được với 4 Values hay 12 Principles không? 

Có thể, nhưng không nên bởi vì nó không phải là 1-1, và không có 1 sự phân biệt rạch ròi giữa 1 tình huống thực tế với “principle” nào nên theo. Toàn bộ “khởi nguồn” ở trên sẽ là “ngôi sao” giúp soi sáng “chân lý” mà mình nên theo khi cần phải lựa chọn giữa hai đáp án “đều có lý”. 

Khi học về các practices, thì nên cố gắng mapping theo chiều ngược lại để đánh giá được pros/cons của từng practice. 

3. Câu hỏi tình huống nhưng có cần phải nhớ các khái niệm/practices hay không?

Nhớ đến từng câu chữ thì không cần, nhưng cần phải hiểu nó là gì, trong phạm vi của PMI Agile. Ví dụ, đề thi sẽ cho một đường release burndown, trong đấy đường thực tế đang nằm trên đường lý tưởng và hỏi xem tình trạng của release đấy? 1-Release sẽ phải thêm ngày; 2-Sẽ không hoàn thành được khối lượng công việc đề ra. 

  • Nếu ko hiểu về burndown, chắc chắn sẽ ko trả lời được.
  • Nếu hiểu về burndown, sẽ loại được 2 phương án sai và còn lại 2 phương án như trên. Và theo Agile, thì phương án 2 sẽ là phương án lựa chọn, cho dù phương án 1 là không sai.

Và, để có thể nắm được tư tưởng Agile thì không thể một sớm một chiều, xác định tư tưởng mưa dầm thấm lâu, nên học để nhớ cũng không phải là lựa chọn tồi, sẽ còn giúp ích cho mọi người trong cả công việc thực tế sau này. Quách Tĩnh không hề hiểu hết Cửu Âm Chân Kinh nhưng vẫn có thể đọc thuộc lòng như cháo chảy. Trong thực chiến và quan sát, tự dưng giác ngộ ra chân lý và lĩnh hội được, bởi vì đã có sẵn “information” ở trong đầu. 🙂

4. TBC

Cách học và ôn thi

Rất nhiều bài chia sẻ trên mạng và bài nào cũng đúng cả, nhưng cuối cùng mỗi người vẫn phải tự tìm ra 1 cách học mà phù hợp với mình nhất, để tối ưu hóa được giá trị thu về với các ràng buộc đang có (rất Agile :)). 

Bước 1. Xác định mục tiêu và constraints 

Tiền là constraint đầu tiên, và việc trả tiền cho lệ phí thi, tiền cafe, tiền mua sách, mua đề, etc là fix. Để giảm chi phí, có thể một số người sẽ chọn phương án tự học, và đây cũng không phải là phương án tồi. Tuy nhiên, việc tự học sẽ chỉ giúp mọi người lĩnh hội được “explicit knowledge”, nhưng “tacit knowledge” phải do va chạm, do trao đổi trực tiếp, được chia sẻ qua các buổi học, buổi thảo luận và đây là cách học hiệu quả nhất, giúp rút ngắn thời gian (lại cũng rất Agile mindset).

Vậy nếu mục tiêu là pass chứng chỉ, chi phí thấp nhất, thời gian là vô biên thì lựa chọn phương pháp tự học. Còn nếu muốn “ngộ”, muốn vận dụng được Agile trong tương lai, nên đi học và giá trị mang lại, cả vô hình và hữu hình là rất lớn so với chi phí bỏ ra. 

Thời gian là constraint thứ 2, và thời gian sẽ ảnh hưởng và tác động khá lớn đến các stakeholder liên quan (vợ con, công việc, bạn bè). Do vậy cần phải manage tốt constraint này, đảm bảo thu được hiệu quả tối đa với thời lượng học vừa phải mà ko phải đưa ra các giải pháp “đánh đổi”.

Mục tiêu là pass chứng chỉ, hay là pass 7A, ngoài ra còn thu được “mớ” các quan hệ mới, mở rộng network, etc. Những cái này sẽ giúp bạn cân nhắc phương pháp học của mình.

Bước 2: Lên kế hoạch

Cái này thì tùy mỗi người, miễn sau hiệu quả. 🙂

Bước 3: Học và ôn thi

Cũng tùy theo plan của từng người, nhưng đây là kinh nghiệm của cá nhân. So với PMP thì học PMI-ACP nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều.

  • Học 2 buổi/tuần tại trung tâm PMA, tổng thời lượng là 10 buổi.
  • Trước khi đi học thì đọc qua 1 chút nội dung bài mới. (không thì cũng không sao, không được 7A nhưng sẽ pass 🙂 )
  • Làm bài tập thật nhanh, chấp nhận sai nhiều đề xem gaps ở đâu.
  • Mỗi ngày tranh thủ 1 tiếng đọc fix gaps, cuối tuần rảnh thì học, không thì vẫn đi chơi đều.

Giai đoạn ôn thi (3 tuần)

  • Đọc 1 lượt PMI Agile Practice (và đến giờ thì cũng không còn nhớ bao nhiêu, nhưng sẽ giúp chuẩn hóa một số kiến thức theo PMI standard). Quyển sách này cũng khá là hữu ích cho thực tế làm việc sau này.
  • PMI-ACP Exam Prep: Nhiều LL khuyên đọc ít nhất 1-2 lần nhưng mình lười, cuối cùng chỉ xem qua một vài trang. Có thể nhờ đi học ở trung tâm nên giúp mình rút ngắn được giai đoạn này.
  • Các lessoned learned trên internet: Đọc cho vui.
  • Lượt lại slide giảng của trung tâm: Mỗi domain, khi gấp sách lại có thể nhớ được nội dung chính là gì, concept liên quan, các “mindset” quan trọng, khác biệt với traditional method là gì, các vấn đề gặp phải và cách thức “Agile” sẽ giải quyết như thế nào, quan điểm “Agile” là gì và các practice tương ứng. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực tế chỉ mất 30 phút cho mỗi chương, như một hình thức “indexing” cho đống data đã học, giúp cho việc truy cứu thông tin sau này dễ dàng hơn.

Luyện đề

Bộ đề luyện trên thị trường không hoàn toàn giống với đề thi. Nếu chú ý thì mọi người có thể phân thành 3 kiểu ra đề.

  • Đặt tình huống thực sự, và các options để lựa chọn. Đề thi thật cũng như vậy. Đáng tiếc là các bộ đề mình làm thì chỉ có tầm 40% loại câu hỏi như vậy.
  • Đề thi kiểu kiểm tra trí nhớ (ví dụ hỏi ESPV thì E là loại nào?) Đề thật không có, nhưng dùng để fix gaps cũng khá ok.
  • Đề thi kiểu  “Theo sách”, tức là lấy 1 câu nào đấy trong Agile Practice hoặc Exam Prep, thêm 1 vài tình huống có vẻ liên quan, rồi đưa ra 4 lựa chọn trong đấy có 1 lựa chọn là 1 câu “trong sách”. Đề kiểu này cũng tốt để fix gaps, nhưng nếu sai thì cũng không nên lo lắng quá. 

Tuy không có bộ dump xịn, (và cũng nhờ vậy nên PMI Certs mới có giá trị), nhưng việc luyện đề là cần thiết, và hoàn toàn có thể sử dụng để benchmark trước khi đi thi. 

  • Luyện sự tập trung
  • Luyện đọc nhanh và làm đề nhanh: Bởi vì Agile là kiểm tra “mindset”, nghĩa là các quyết định nó sẽ rất nature, mang tính “tiềm thức”, việc nhanh chóng đọc được tình huống và đưa ra được lựa chọn sẽ giúp cho kỹ năng làm đề tốt hơn, và giúp mình “sửa” lại mindset trong quá trình luyện đề.
  • Làm đề nhiều sẽ tăng cảm giác, tăng khả năng lựa chọn đúng.

Tip & Trick khi làm đề

  • Trong câu hỏi, khái niệm Agile Coach, Scrum Master, Agile Practitioner, Agile PM, etc sẽ được dùng lộn xộn, và thậm chí trong cùng một câu hỏi. (eg: Nếu bạn là Agile Coach, bạn sẽ yêu cầu Scrum Master phải làm XYZ). Chú ý không nên sa đà vào tên gọi để bị nhầm lẫn giữa Scrum hay là Agile nói chung.
  • Khá nhiều câu hỏi về Team Performance, liên quan đến nếu như một vị trí nào đấy trong Team không thực hiện đúng vai trò của Agile Coach thì phải làm gì? (PO đi manage Team, 1 member performance kém, 1 member có chất lượng kém)
    • Private discuss, support team member doing better (cổ vũ, động viên, coaching)
    • Mang ra trong retro để thảo luận
    • Log ra thành 1 issue/im để cả team cùng giải quyết. 

Theo mọi người, đâu là lựa chọn đúng?

  • Không có nhiều câu hỏi tính toán, hoặc rất dễ. Cứ bình tĩnh tự tin. Còn nếu đề của bạn nhiều và khó thì chắc là do đen thôi.
  • Các mindset về information transparency, servant leadership, vai trò trách nhiệm của từng member trong team (self-organization, cross-functional, etc), cái này thì chỉ có học và làm đề nhiều. Những câu này là dạng câu dễ và khả năng làm đúng cao.
  • Nghe “giang hồ đồn thổi” là có khoảng 20 câu không tính điểm, mình chưa tìm được nguồn chính thức nhưng phải đến 30% số câu cho đến khi thi xong thì mình vẫn còn mơ hồ, cảm giác không chắc chắn. Chắc là chưa đạt đến level max, nên khi làm đề thì không nên sa đà vào quá 1 câu quá nhiều thời gian. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng vẫn cứ phải nhắc lại.
  • Phân biệt giữa PM tasks: Cứ có những câu kiểu assign task, make decision, force/ask team doing something, etc thì khả năng cao không phải là đáp án đúng.
  • Đề không mất thời gian để đọc hiểu, cho nên để chọn được đáp án sẽ không mất quá nhiều thời gian, chắc tầm 120-140 phút là có thể xong được 1 lượt. Đứng dậy nghỉ ngơi 1 lúc, thư giãn đầu óc và vào review lại những câu không chắc chắn, lúc này đầu óc tỉnh táo hơn, khả năng sẽ chọn được phương án đúng. Tuy nhiên, chiến thuật lúc ôn thi luyện đề thế nào thì lúc thi thật nên như vậy, cho nhất quán, tùy theo sở thích và thế mạnh của từng người. Nhưng với Agile mindset, nên làm nhanh rồi sửa, biết đâu những câu sau sẽ lại “uncover” được 1 số thông tin giúp làm được các câu phía trước.

Lựa chọn địa điểm thi

Riêng ACP thì ở Hà Nội có hơn 10 địa điểm thi, mọi người có thể lựa chọn cho phù hợp.

Mình thi ở NPH, ưu điểm là máy móc ngon, phòng ốc rộng và thoải mái. Nhược điểm là ồn ào, dễ bị mất tập trung do cách âm kém.

Summary

Title để how to have 7A, thực ra là để “câu view”, còn chắc cũng phải cần cô thương nữa. Nhưng việc đặt mục tiêu như vậy ngay từ ban đầu giúp cho việc học sẽ nghiêm túc và có ý thức trong việc tối ưu thời gian để đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Bí quyết đạt 5 Above Target trong kỳ thi PMP của “người anh cả” trong lớp