Lessons Learned PMP/ACP – anh Nguyễn Hồng Minh

kết quả thi Nguyễn Hồng Minh

Cập nhật lần cuối vào 01/06/2023 bởi Phạm Mạnh Cường

Xin chào mọi người.

Em là Minh, học viên PMA khóa K88.

Tháng 3 vừa qua em pass kì thi PMP, hôm nay xin phép được chia sẻ lại kinh nghiệm học và thi của bản thân. Hi vọng thông tin hữu ích với mọi người trong lớp ạ.

Về kinh nghiệm học:

• Trải nghiệm 4h/180câu để làm quen

Từ ban đầu em cũng nghĩ là việc học kiến thức là quan trọng. Nhưng việc quen với quá trình thi gần 4 tiếng cho 180 câu cũng quan trọng không kém. Thi xong em cũng cảm nhận rằng việc quen với quá trình thi 4h/180 câu chiếm đến 40~50% việc đậu kì thi PMP. Vì khả năng tập trung của mỗi người là có giới hạn. Người ngắn thì 30p, người dài thì 1h, vậy mà mình phải thi nhưng 4h 😭.

Vậy nên khi học ôn thi, với bản thân em bài full test vẫn là ưu tiên cao nhất để hoàn thành. Đến trước khi thi em đã làm full test 3/4 bài + với 1 bài giữa kì nữa => em đã trải nghiệm 4h/180câu đến 4 lần trước khi thi.

• Không kéo dài quá trình học ôn thi quá lâu.

(Cái này đúng với bản thân em. Mọi người chỉ xem như là thông tin tham khảo thôi nhé, có thể không đúng với mọi người)

Qua quá trình học lại kiến thức và làm đề em thấy bản thân mình làm đề đến ngưỡng 67~70% là không thể cao hơn được nữa. Kiểu như nó bão hòa ý. Càng làm càng thấy không cải thiện được điểm, chỉ là mình trả lời mỗi câu nhanh hơn. Khi đến trạng thái này rồi thì em đăng kí thi luôn sau đó 2 tuần chứ ko đợi nữa. Vì em nghĩ để lâu hơn kiến thức sẽ vơi, mà cái trạng thái bão hòa với nhanh nhạy với câu hỏi của mình sẽ ko giữ được.

Vì thế em nghĩ mọi người có thể cân nhắc việc xem xét lại thời điểm thi của bản thân, có thể chưa chắc ôn kĩ, ôn dài đã có kết quả tốt hơn. Mọi người tự cảm nhận mức độ kiến thức, và khả năng làm bài của bản thân rồi quyết định thời điểm thi. Với bản thân em, tốt nhất vẫn là ôn tập trung rồi thi 1 lèo. Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào điều kiện thời gian của mỗi người.

Kinh nghiệm thi.

• Đề không có hỏi đến INPUT/TOOL/TECHNIQUE/OUTPUT. Có đúng 1 câu hỏi về Decomposing

• Đề chỉ có 1 câu tính toán (em điền bừa)

• Đề chủ yếu là câu hỏi tình huống, trong quá trình làm em ko phân biệt agile với traditional. Em làm bài thì toàn áp dụng agile mindset vào làm cho gần như tất cả các câu.

• THời gian làm bài count down từ 230phut, ko có format giờ/phút nên khó mà control được. Để đảm bảo tốc độ làm bài em chia thời gian làm bài của mình thành 3 block 70/80/80. Khi vào bàn em lấy bút ghi mốc thời gian 230/160/80 để biết được các mốc mình cần hoàn thành bao nhiêu câu (cứ khoảng 30 câu em lại check lại thời gian còn lại của block để em mình có làm kịp tiến độ không, sau mỗi 60 câu mình sẽ được nghỉ giải 5p, có thể ra ngoài uống nước hít thở một chút rồi quay lại). Việc control tốc độ làm bài này rất quan trọng. Vì đến đoạn cuối tầm còn 10~15p mà thấy còn những trên 20 câu là kiểu gì cũng hoảng và làm vội. Như thầy chia sẻ, em cũng chỉ kịp làm đề đúng 1 lần. Không có thời gian review.

• Tâm lý làm bài cũng quan trọng. Làm 60 câu đầu em khá là tự tin, các câu biết là đúng chiếm 80~90%. Nhưng sang 2 block sau độ tự tin bị tụt, mà rất là hoang mang. Vì các câu mình không phân biệt dc mình có làm đúng không nữa. Từ giữa block 2 trở đi là gần như em làm theo trực giác. Không còn logic đúng hay không nữa. Làm cho việc đến block 3, em ko thể tập trung được nữa, 2~3 câu hỏi cuối làm rất vội vì không còn đủ thời gian. Sau khi thi xong thấy kết quả thì cũng thở phào. => kinh nghiệm là đã ngồi vào máy làm bài rồi thì cứ làm thôi. Sẽ có thể có người thấy 10~20 câu đầu mình đọc chẳng hiểu gì mà hoang mang rồi phần còn lại của bài thi coi như bỏ. Mọi người cứ tập trung làm block hiện tại của mình, câu hiện tại của mình, câu nào xong rồi coi như ko nghĩ tới nữa.

• Các câu mà đọc đến 2~3 lần. Mất 2~3 phút rồi mà đọc không hiểu cả đề lẫn đáp án. Thì hãy điền bừa. Dùng tip như khi đi thi tiếng anh, các từ dạng tuyệt đối như: all, not, only one… thì kiểu gì cũng sai. Các câu có từ khóa kiểu như “một vài”, “có khả năng”… thì thường là câu đúng. Hoặc chọn bừa đáp án C.

• Đề sẽ có nhiều câu mà có 1 đáp án dạng: đề xử lý tình huống này tôi cần check với team, với ông PM, với ông kia đề phân tích tình hình, đánh giá impact, “rồi thảo luận để đưa ra action thích hợp” có vẻ là đáp án đúng. (vì em chọn rất nhiều câu kiểu này)

Sau khi thi xong PMP cuối tháng 3, thì em cũng đã đỗ PMI-APC trong tháng 5 này.

• Kinh nghiệm học và ôn thi của PMI-ACP cũng không khác gì nhiều so với PMP. PMI-APC có khác chút là cấu trúc đề thi 120 câu làm trong 3h. Nên khi làm bộ đề ôn thi thì em break ra thành các phần 40 câu (cố gắng hoàn thành trong 50p). Sau khi làm các phần 40 câu thì em cũng cố gắng làm full đề 120 câu để làm quen thời gian, nhịp độ thi. Đề PMI-ACP ngắn hơn so với PMP nên giai đoạn ôn thi cũng dễ thở hơn. Em cũng đã làm dc 3 4 bộ đề full 120 câu trước ngày thi.

• Đề thi PMI-APC theo đánh giá cá nhân thì nội dung không khác nhiều PMP cả. Mình hiểu kĩ mindset và các giá trị của agile là được. Về practices thì focus vào SCRUM, những cái khác như XP, LEAN, KANBAN, CRISTAL… ít được hỏi đến. Đề thi hoàn toàn là tình huống.

Trên đây là những kinh nghiệm mà em có sau khi thi xong PMP và PMI-ACP. Hi vọng là hữu ích cho quá trình ôn và thi của mọi người. Cũng chúc mọi người thi tự tin, may mắn, rồi lại học thêm nhiều kiến thức, thi thêm nhiều chứng chỉ nữa.

Cảm ơn trung tâm, thầy Vinh và các bạn đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học và ôn thi ạ.

🥳

PMA luôn trân trọng sự tin tưởng và ủng hộ từ cựu học viên. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai chính sách referral hấp dẫn dành cho tất cả các khóa học tại PMA
– Tặng ngay 300k cho cựu học viên giới thiệu thành công 1 khách hàng mới.
– Giảm ngay 300k cho học viên đăng ký học mà được cựu học viên giới thiệu.
Chia sẻ cơ hội học tập tuyệt vời này với bạn bè và đồng nghiệp của bạn ngay hôm nay!