Brainstorm là gi? 4 nguyên tắc và 5 bước triển khai brainstorm hiệu quả nhất

Brainstorm Là Gì

Cập nhật lần cuối vào 10/08/2024 bởi Phạm Mạnh Cường

Gắn liền với việc đưa ra ý tưởng sáng tạo, brainstorm là một thuật ngữ mà chắc chắn bạn đã nghe qua. Vậy các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của brainstorm, đâu là các lưu ý khi triển khai và brainstorm? Làm thế nào để triển khai brainstorm hiệu quả nhất, hãy đọc bài viết bên dưới nhé.

Brainstorm là gì?

Brainstorm là một thuật ngữ nói về kỹ thuật đưa ra các ý tưởng mới bằng các tư duy sáng tạo. Khi thực hiện brainstorm, tất cả thành viên được khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, không giới hạn bởi bất kỳ điều gì, không phán xét bất kỳ ý tưởng nào.

Thông thường, brainstorm là một hoạt động nhóm, tuy nhiên nó cũng có thể được thực hiện bởi một cá nhân.

Phương pháp này cực kỳ hữu hiệu bởi vì nó sẽ khai thác tối đa khả năng sáng tạo của các thành viên, bởi vì nó không đặt ra bất kỳ rào cản nào trong suy nghĩ. Song song với điều đó, hoạt động brainstorm sẽ giúp nhóm gắn kết, hợp tác hơn trong việc triển khai các ý tưởng.

Hoàn cảnh ra đời của brainstorm

Brainstorm được giới thiệu vào năm 1953 bởi doanh nhân và nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn. Từ năm 1938, ông đã phát minh ra thuật ngữ “Thinking up”, có nghĩa là quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo.

Năm 1938, Alex Osborn – một doanh nhà và nhà lý thuyết sáng tạo đã đưa ra thuật ngữ “Thinking up”, tạm dịch là quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo. Năm 1953, ông tiếp tục giới thiệu thuật ngữ “Brainstorm” trong cuốn sách “Applied Imagination”.

Ngày nay, thuật ngữ “brainstorm” đã được gắn liền với việc tạo ra ý tưởng.

4 nguyên tắc của brainstorm

Càng nhiều càng tốt

Brainstorm không yêu cầu ý tưởng chất lượng mà chỉ cần số lượng, nghĩ ra gì đều được ghi nhận lại. Số lượng ý tưởng càng nhiều càng tốt, mặc kệ đúng sai, khả thi hay tính hiệu quả của ý tưởng.

Không phán xét

Việc đánh giá ý tưởng sẽ diễn ra ở bước cuối cùng trong 5 bước triển khai brainstorm. Trong quá trình brainstorm thì các thành viên không đưa ra bất kỳ phán xét nào cho các ý tưởng của người khác.

Điều này giúp các thành viên không ngắt mạch suy nghĩ của nhau và không bị mất hứng cũng như bị rào cản khi đưa ra ý tưởng.

Khuyến khích ý tưởng điên rồ

Chúng ta cần ý tưởng nhất khi gặp các bế tắc, do đó các ý tưởng điên rồ được khuyến khích đưa ra. Vì chính các ý tưởng này, có thể giải quyết được bế tắc mà đội nhóm đang gặp phải.

Ngoài ra các ý tưởng điên rồ đại diện cho sự sáng tạo đang phát triển tốt.

Tổng hợp và cải thiện ý tưởng

Sau khi có một loạt các danh sách ý tưởng, rõ ràng sẽ có các ý tưởng tương đồng thậm chí trùng lặp. Và để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng của ý tưởng thì cần làm một bước, đó là tổng hợp và tích hợp, từ đó ta sẽ sở hữu một bản ý tưởng tuyệt vời nhất mà không bị trùng lặp khi triển khai.

5 bước triển khai brainstorm hiệu quả

Dưới đây là 5 bước để triển khai brainstorm hiệu quả nhất:

Xác định vấn đề

Vấn đề là gì?

Làm sao để giải quyết vấn đề này?

Trước khi bước vào buổi brainstorm, hãy làm rõ vấn đề nhất có thể, vì brainstorm sẽ hữu hiệu hơn nếu các mắt xích của vấn đề đã rõ ràng.

Thiết lập quy tắc của buổi brainstorm

Ground rule là thứ không thể thiếu trong các buổi brainstorm. Nó giúp cho buổi này trở nên chuẩn mực hơn, hiệu quả hơn và giảm thiểu xung đột đáng kể.

Chia sẻ và ghi nhận các ý tưởng

Luôn phải có một người đảm nhiệm vị trí ghi lại các ý tưởng từ các thành viên. Việc ghi ở đây đơn thuần là ghi lại tất cả ý tưởng, không đặt câu hỏi hay là phán xét đánh giá.

Hoat Dong Brainstorm
Hoat Dong Brainstorm

Tổng hợp và sàng lọc ý tưởng

Việc tổng hợp các ý tưởng tương đồng vào 1 nhóm và sàng lọc ra các ý tưởng bao quát nhất trong một nhóm sẽ đưa một danh sách ý tưởng tốt nhất.

Làm rõ và đánh giá

Khi đã có danh sách ý tưởng thì mới tới bước đặt câu hỏi làm rõ ý tưởng và đánh giá chất lượng của ý tưởng. Từ đó đưa ra các hành động cần làm sau buổi brainstorm.

Lưu ý khi triển khai brainstorm

Thời điểm và không gian là thứ nên được chuẩn bị cho buổi brainstorm hiệu quả. Để có một trạng thái tốt khi vào buổi brainstorm thì có thể triển khai các hoạt động warm up và check in.

Về không gian thì có thể thay đổi không gian so với các không gian quen thuộc hàng ngày, tùy vào sở thích của các thành viên mà đưa các yếu tố chọn ra một không gian phù hợp nhất.

Ghi lại TẤT CẢ ý tưởng, bất kể đúng sai, hiệu quả hay không, khả thi hay không. Vì các ý tưởng cho dù ngu ngốc nhất cũng có thể là nguyên liệu cho các ý tưởng tốt.

Môi trường của buổi brainstorm phải được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng ý kiến, không phán xét, lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính đóng góp xây dựng.

Vấn đề được đưa phải rõ ràng, tốt nhất là đạt tới mắt xích nhỏ nhất của từng vấn đề và hoạt động brainstorm sẽ giúp giải quyết trực tiếp các mắt xích nhỏ, cuối cùng là giải quyết trực tiếp vấn đề.

Các lỗi cần tránh khi triển khai brainstorm

Phán xét, chỉ trích, mỉa mai và phản hồi không mang tính xây dựng là điều đầu tiên cần tránh, nếu điều này diễn ra và không có sự can thiệp thì buổi brainstorm chắc chắn sẽ thất bại.

Quá ít người chú ý cho nội dung buổi họp, điều này dẫn tới sự đóng góp không đều, không khí trầm lắng, có thể xem xét cách truyền tay đưa ý tưởng, ai ai cũng phải đưa ý tưởng.

Ghi thiếu hoặc bỏ qua các ý tưởng “điên rồ”, thiếu khả thi hay ít hiệu quả, cho dù các ý tưởng này có thế thật thì cũng phải ghi lại, vì nó có thể là nguyên liệu cho các ý tưởng tốt.

Thời điểm và không gian không được chuẩn bị kỹ, ảnh hưởng tới tâm trạng và sự chú tâm của thành viên, dẫn tới buổi brainstorm không có hiệu quả cao như mong đợi.

PMA luôn trân trọng sự tin tưởng và ủng hộ từ cựu học viên. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai chính sách referral hấp dẫn dành cho tất cả các khóa học tại PMA
– Tặng ngay 300k cho cựu học viên giới thiệu thành công 1 khách hàng mới.
– Giảm ngay 300k cho học viên đăng ký học mà được cựu học viên giới thiệu.
Chia sẻ cơ hội học tập tuyệt vời này với bạn bè và đồng nghiệp của bạn ngay hôm nay!