Cập nhật lần cuối vào 28/09/2022 bởi Phạm Mạnh Cường
Đi cùng với xu hướng học và thi chứng chỉ PMP, thì rất nhiều trung tâm đã quảng cáo dạy và luyện thi chứng chỉ này. Có rất nhiều nét tương đồng, và cũng có rất nhiều nét khác biệt giữa các trung tâm, đặc biệt là về học phí.
Để giúp các bạn hiểu biết hơn về vấn đề giá của một khoá học, bài viết dưới đây là tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng tới học phí của một khóa học PMP. Và nhiều thông tin mà các trung tâm không muốn bạn biết tới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Chất lượng giảng viên
Chất lượng và chi phí giảng viên là yếu tố ảnh hưởng nhất tới giá của một khóa học. Cấp độ của giảng viên càng cao thì học phí tương tự cũng càng cao.
Như thế nào là trainer giỏi?
Một trainer có nhiều chứng chỉ có phải là một trainer giỏi không? Một người sở hữu nhiều chứng chỉ thì chứng tỏ họ chịu khó học và ôn thi chứng chỉ. Họ có kiến thức đã được chứng nhận bởi đơn vị cấp chứng chỉ.
Ví dụ một ngừoi có chứng chỉ PMP, có nghĩa là kiến thức, hiểu biết của họ đã được chứng nhận bởi PMI.
Tuy nhiên việc này không đồng nghĩa với việc họ sẽ làm dự án giỏi, càng không đồng nghĩa với việc họ là trainer giỏi.
Một trainer giỏi cần rất nhiều yếu tố khác, bao gồm kinh nghiệm dự án thực tế, kiến thức sư phạm, khả năng động viên và thúc đẩy không khí học tập … mà chứng chỉ PMP chỉ đại diện cho yếu tố kiến thức. Một trainer được gọi là trainer giỏi sẽ đo đếm bằng tỉ lệ thành công của học viên, chứ không phải số lượng chứng chỉ họ sở hữu.
Có những cấp độ trainer nào?
Về cơ bản, trainer có thể phân thành 5 cấp bậc:
Cấp 1 – Novice:
Đây là những người mới thi được chứng chỉ, và vì một lý do nào đó họ có cơ hội đứng lớp. Đặc điểm ở cấp độ này trainer thường phải trích từ định nghĩa trong sách ra, nhưng ít liên hệ với thực tiễn, hoặc liên hệ sai, không sát thực tế. Trên thực tế thì bất kỳ ai sở hữu chứng chỉ PMP đều có trở thành một trainer PMP. Tuy nhiên phần lớn những người này thường mới là trainer ở cấp độ 1.
Cấp 2 – Beginer:
Đây là những người đã có kinh nghiệm thực tế, và họ thi chứng chỉ để hệ thống hoá lại kiến thức kinh nghiệm. Đặc điểm của cấp này là có thể phân biệt được giữa thực tế và lý thuyết, phân định được các tình huống và không bị sách vở.
Nhưng họ lại thiếu kỹ năng sư phạm, nên buổi dạy của họ thường khá nặng nề và buồn ngủ.
Cấp 3 – Competent:
Đây là những người kinh nghiệm phù hợp, có chứng chỉ, được đào tạo về kĩ năng sư phạm. Họ có sự liên hệ giữa thực tế và lý thuyết, có cách giải thích và truyền đạt các kiến thức, khái niệm khó một cách dễ hiểu.
Tuy nhiên ở cấp độ này, trainer vẫn đặt trọng tâm vào bài giảng của mình hơn là học viên. Thành công của họ thường do họ tự đánh giá, ví như họ thường hài lòng khi đi được hết bài, không bị cháy giáo án, hoặc không có phát sinh nào nghiêm trọng.
Cấp 4 – Proficient:
Đây là những người ở cấp độ 3, nhưng sau thời gian dài đứng lớp. Về mặt kiến thức, kỹ năng đào tạo họ không còn quá bận tâm, nhưng trọng tâm giảng dạy của họ đã thay đổi. Cấp độ 4 không còn lo lắng về kiến thức hay kỹ năng giảng bài của họ nữa. Thành công đối với họ lúc này là sự khai mở, tiến bộ của học viên. Họ đặt trọng tâm của buổi học vào Học viên. Họ hiểu động lực học và biết cách khuấy động không khí học tập trong lớp. Thành công của họ được đo đếm bằng tỉ lệ học viên thành công, chứ không phải là số buổi đứng lớp của họ. Khi trainer lên cấp độ này, họ thường đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Cấp 5 – Master:
Đây là bậc thầy về đào tạo. Họ là trainer của các trainer. Họ thông hiểu các triết lý đào tạo khác nhau, và họ có triết lý đào tạo của riêng mình. Họ có thể linh hoạt cách đào tạo tuỳ theo đối tượng học, và đào tạo được nhiều chủ đề khác nhau mà không phải mất quá nhiều nỗ lực. Số lượng trainer ở cấp độ này rất ít ở trên thị trường.
Nói như vậy không có nghĩa là những khóa học có chi phí thấp thì sẽ là trainer kém chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên chi phí Giảng viên thường chiếm tỉ trọng lớn (20-40%) trong chi phí của một khoá học, nên cấp độ Trainer càng cao, chi phí cũng thường sẽ cao theo tỉ lệ thuận.
Phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo tại các trung tâm mỗi nơi mỗi khác, nhưng về cơ bản thì có thể chia làm 2 loại: Phương pháp truyền thống (Đặt bài giảng làm trọng tâm) và phương pháp mới (Đặt học viên làm trọng tâm)
Phương pháp truyền thống
Phương pháp đào tạo truyền thống chính là phương pháp mà bạn đã trải qua ít nhất là 12 năm cấp 3. Theo phương pháp này, bạn lên lớp nghe giảng, và làm bài tập ở nhà. Sau đó thì luyện thi và đi thi.
Phương pháp này lấy giảng viên và bài giảng làm trọng tâm. Người học cần ngồi chăm chú nghe giảng một cách thụ động, nên thường dẫn đến sự buồn chán và buồn ngủ.
Phương pháp mới
Các phương pháp đào tạo mới thường lấy Học viên làm trọng tâm trong quá trình học, giảng viên chỉ là người dẫn dắt, đặt vấn đề, còn học viên sẽ làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề. Thông qua đó sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
Phương pháp truyền thống (Lấy bài giảng làm trọng tâm) | Phương pháp mới (Lấy học viên làm trọng tâm) | |
Cách học | Giảng viên nói và học viên nghe với sự gián đoạn, ngắt quãng tối thiểu | Buổi giảng bài của Giảng viên được dừng một cách định kỳ để tổ chức các hoạt động tương tác |
Ghi chép | Học viên nghe và ghi chú độc lập với nhau | Học viên thường làm việc cùng nhau theo cặp hoặc theo nhóm |
Sự tập trung của học viên | Sự tập trung của học viên thường giảm chỉ sau 10-15 phút, Phần lớn là buồn ngủ | Ngay khi tập trung của học viên giảm thì có một hoạt động tương tác ngắn để học viên thực hành. Phần lớn là sôi nổi |
Sự tương tác của GV-HV | Câu hỏi của GV thường là câu hỏi tu từ, thầy tự hỏi tự trả lời | Câu hỏi của GV đòi hỏi phải có sự tương tác và trả lời từ phía học viên |
Sự tương tác của HV-GV | Chỉ một số ít học viên tham gia trả lời bằng cách giơ tay phát biểu | Tất cả học viên tham gia trả lời trong các hoạt động thảo luận (có sự chuẩn bị từ trước |
Tương tác Học viên – Học viên | Trao đổi giữa học viên – học viên thường bị xem là làm ồn và không được khuyến khích | Trao đổi giữa học viên được khuyến khích |
Logistic: | Xếp bàn ngang, tất cả học viên nhìn lên bảng (nhìn 1 hướng) Cần bảng và bút cho GV | Xếp bàn theo nhóm, mỗi nhóm tối đa 6 người, học viên nhìn vào nhau Có nhiều Văn phòng phẩm và training material đi kèm cho làm việc nhóm |
Phương pháp đào tạo mới có lợi ích và hiệu quả hơn đối với Học viên, tuy nhiên lại đòi hỏi Giảng viên phải chuẩn bị các hoạt động rất nhiều và rất kỹ ở trước đó.
Nên phương pháp đào tạo mới cũng thường sẽ tốn chi phí hơn phương pháp đào tạo truyền thống.
Chương trình đào tạo
Chương trình để đi thi PMP thì chắc chắn phải theo PMBOK. Điều này thì rất bình thường nhưng vấn đề ở chỗ là làm thế nào để có thể đọc hiểu cuốn PMBOK.
Sự khác nhau về cách sắp xếp nội dung học, về thời lượng học, về phương pháp học, chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt chương trình của các trung tâm.
Lượng kiến thức vẫn vậy, nhưng sự sắp xếp theo một logic dễ hiểu và liền mạch nhất định, cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới học phí của một khóa học.
Càng làm rõ hệ thống, càng làm liền mạch các khối kiến thức (knowledge areas) thì càng cần một sự kỹ càng và chi tiết của trung tâm đấy. Dưới đây là các yếu tố của chương trình đào tạo sẽ ảnh hưởng tới chi phí khoá học.
Thời lượng đào tạo
Chắc hẳn bạn đã nghe chứng nhận 35 contact hours là yêu cầu để thi PMP.
35 contact hours là số giờ tối thiểu bạn cần học để nắm bắt được kiến thức cơ bản của chứng chỉ PMP.
Nếu giả sử mỗi buổi học tại trung tâm rơi vào 2-3 tiếng, thì bạn cần tới khoảng 12-18 buổi học để đủ 35 giờ này. Tuy nhiên thực tế thì cách tính này cũng chỉ mang tính tương đối, vì cơ bản thì không ai có thể đi thi với chỉ mình kiến thức cơ bản. 35 giờ chỉ là một con số tối thiểu và không đủ để bạn đi thi.
Thời lượng trên lớp càng ngắn, thì thời gian tự học của bạn sẽ càng nhiều.
Thời lượng trên lớp càng dài, thì thời gian tự học của bạn sẽ càng ngắn, nhưng ngược lại học phí của khoá học sẽ càng cao.
Hình thức đào tạo
Nếu học tại trung tâm, bạn sẽ có 2 lựa chọn: học online và offline.
Mỗi hình thức sẽ có ưu nhược điểm riêng của mình, nhưng nhìn chung học offline thường có sẽ giá cao hơn, vì phát sinh nhiều chi phí khác như: thuê mặt bằng, bàn ghế, máy chiếu, điện nước, điều hoà, tea-break….
Chứng nhận 35h
Chứng nhận 35h đào tạo là yêu cầu bắt buộc để đăng ký tham gia kỳ thi PMP. Các Cá nhân sẽ không được cấp chứng nhận này, mà chỉ có trung tâm đào tạo lâu năm mới có thể làm được việc đó.
Vì vậy chi phí học với các Cá nhân cũng sẽ thấp hơn sơ với học ở Trung tâm, nhưng ngược lại bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí mua 35 contact hours ở chỗ khác.
Hệ thống luyện thi
Hệ thống luyện thi là điều bắt buộc cần có để luyện thi sau khi khóa học kiến thức kết thúc. Hiện giờ trung tâm nào cũng có hệ thống luyện thi của riêng mình. Tuy nhiên chất lượng bộ đề như thế nào thì cần phải xem xét và đánh giá.
Như thế nào là một bộ đề tốt?
Có nội dung câu hỏi và độ khó câu hỏi tương đương với đề thi thật
Đa dạng về số lượng câu hỏi và format câu hỏi
Số lượng vừa đủ, không quá nhiều, không quá ít
Nội dung và độ khó của đề thi phù hợp
Nội dung của đề thi thật được các chuyên gia đánh giá là tương đối khó, và đánh giá tương đối chính xác về kiến thức của thí sinh.
Nếu bộ đề luyện thi dễ hơn so với đề thi thực, khi đi thi bạn dễ bị sốc và mất tự tin.
Còn nếu bộ đề thi quá khó so với đề thi thực, bạn sẽ bị nản ngay trong lúc luyện thi.
Một bộ đề tốt sẽ cần có độ khó phù hợp, khó hơn đề thi thật một chút để bạn luôn phải cố gắng và tự tin khi làm bài thật, nhưng không quá khó đến mức độ làm bạn nản.
Số lượng vừa đủ
Nếu số lượng câu hỏi quá ít (dưới 1000 câu hỏi), sẽ không giúp bạn tìm ra được lỗ hổng kiến thức, và không giúp bạn phát triển được trực giác làm bài.
Nếu số lượng câu hỏi quá nhiều (trên 3000 câu hỏi), bạn sẽ mất nhiều thời gian để làm dẫn đến dễ bị tụt hứng thi và mất động lực thi.
Bộ đề thi tốt sẽ sẽ tầm khoảng 2000-2500 câu hỏi, giúp bạn ôn thi trong vòng 1-2 tháng trước khi đi thi.
Số lượng câu hỏi và format câu hỏi đa dạng
Nếu số lượng câu hỏi bằng nhau cho mọi đề thi, ví dụ chỉ có đề 50 câu hoặc 180 câu hỏi, sẽ khó cho người học khi họ không thu xếp được thời gian để học.
Bộ đề thi tốt cần có nhiều loại đề với số lượng câu hỏi khác nhau, để học viên có thể làm trong nhiều điều kiện thời gian khác nhau. Ví dụ, chỉ có 15 phút cũng có thể làm được đề.
Format câu hỏi trong đề thi thật khá đa dạng, ngoài các câu hỏi Multiple choice (chọn đáp áp đúng nhất), còn có những dạng câu hỏi khác như Multiple correct (chọn nhiều phương án đúng), Drap & Drop (kéo vào ô phù hợp), hay Fill in the blank (điền vào ô trống)
Nếu bộ đề luyện thi chỉ có một loại câu hỏi multiple choice, mà format không giống thi thật, sẽ khiến bạn bối rối làm quen khi làm đề thật. Vì vậy, bộ đề thi tốt nên bao gồm đa dạng format câu hỏi.
Để phát triển và duy trì được chất lượng bộ đề như vậy, chi phí cho nó cũng cao hơn so với những bộ đề thông thường.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng ở đây là việc hỗ trợ các học viên trước lúc tham gia lớp học, hỗ trợ trong quá trình học và hỗ trợ sau khi học xong. Bất kỳ lúc nào bạn cần hỗ trợ thì bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có mặt để giúp đỡ bạn. Ví dụ như làm hồ sơ, hỗ trợ cách pass audit hồ sơ hay khi khi bạn nghỉ một buổi học và cần xin tài liệu của buổi hôm đó,…
Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy ngoài giờ hành chính nên việc hỗ trợ của bộ phận chăm sóc khách hàng cũng phải được thực hiện cả trong và ngoài giờ hành chính. Với những trung tâm chú trọng vào việc hỗ trợ học viên thì thậm chí họ còn có đội ngũ nhân viên trực page 24/7 để đáp ứng nhu cầu của học viên.
Khi bạn tìm kiếm trung tâm đào tạo thường chỉ để ý đến chất lượng đào tạo và giảng dạy của trung tâm đó mà quên mất rằng một yếu tố quan trọng không kém tác động đến việc ôn thi của bạn đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc ôn thi của bạn sau khi học xong phần lý thuyết
Vì vậy, trung tâm nào có dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt thì tất nhiên chi phí cho phần đó sẽ phải cao hơn những trung tâm khác.
Tổng kết
Hiện nay, giá của của một khóa học PMP thông thường sẽ từ giao động từ 8 – 17 triệu tùy vào các yếu tố vừa được liệt kê bên trên.
Tất nhiên, học phí sẽ không bao gồm lệ phí thi, nếu bạn muốn biết rõ hơn về lệ phí thi thì bấm vào đây.
Một số trung tâm cho phép chia học phí làm các đợt nhỏ để thanh toán nên là nếu học phí là điểm bạn quan tâm nhất thì đây cũng là một điều đáng để xem xét.
Trung tâm tốt không phải là trung tâm có học phí cao nhất hay thời lượng học dài nhất, mà nên là trung tâm phù hợp với bạn nhất. Sau bài viết này, bạn đã có một thước đo cho sự lựa chọn về nơi luyện thi PMP của mình rồi. Hãy đưa ra quyết định phù hợp bạn nhé.
Xem thêm: Bạn có phù hợp với khóa học của PMA?