Cập nhật lần cuối vào 14/09/2022 bởi Phạm Mạnh Cường
Đây là bài Lesson learned được chia sẻ bởi anh Hoàng Vũ Dương – học viên lớp PMP K78. Bài viết sẽ được chia sẻ nguyên văn.
Em cũng lười với đúng giai đoạn nhiều việc nên không ôn hết được đề, chỉ làm khoảng 60% thôi, em dành nguyên đợt lễ làm đề full test. Thì em thấy có mấy điểm sau:
- Phải cải thiện kỹ năng đọc hiểu, scan, skim TA ạ. Trong đề TA sẽ không hack não như bài luyện, nhưng nó vẫn dài và có tình tiết đánh lạc hướng.
- Làm đề xong thì cần nhìn ra đc mình gap chỗ nào để fill vào. Cái này em không làm đc nhiều nhưng có làm là có hơn.
- Về phần waterfall không cần thuộc hết itto, mà hãy hiểu trong cái process đó thì nội dung cv là gì, đặc biệt cần phân biệt rõ manage/control/validate. Cái này sẽ có tác dụng trong những câu hỏi nên làm gì, nên làm gì trước
- Phần agile của em chủ yếu chỉ hỏi kanban và scrum, thường là lồng vào hybrid approach
- Nắm chắc mục đích của các phương pháp agile:
- Lean: tối ưu chi phí bằng cách giảm lãng phí
- Kanban: visualize và kiểm soát WIP
- Scrum: cần biết nội dung của các hoạt động daily scrum (đồng bộ tiến độ và task đang làm, nêu khó khăn), planning, spike (time box nhỏ để test cái gì đấy), retro (review, feedback, solution, improvement). Nắm rõ hoạt động nào bao gồm những nd gì sẽ giúp loại trừ đáp án sai.
- Thường em thấy 70-80% các câu multiple choice sẽ có thể loại trừ ít nhất 1 đáp án k đúng nếu nắm đc các điểm trên (em thấy với đề của em và trong quá trình ôn tập). Trong đó có thêm khoảng 50% loại thêm đc 1 đáp án nữa là tỉ lệ trả lời đúng sẽ tăng lên đáng kể. Lúc này thì tùy vào ngữ cảnh câu hỏi, logic QLDA để pick. Nói thật là em pick xong cũng vẫn hoang mang lắm
- Quản lý thời gian làm bài cho chuẩn, tuy nhiên cũng hạn chế pick ẩu rồi flag để review, vì bản chất em thấy hoạt động review không có tác dụng lắm. Em làm từ đầu đến cuối, flag rất ít, làm bài cả 3 session đều vừa kịp chứ không dư nhiều.
- Drag drop thì em đầu hàng, phụ thuộc may mắn của mọi người thôi.