Cập nhật lần cuối vào 23/12/2021 bởi Phạm Mạnh Cường
“The future of work” là hay thay đổi, năng động và định hướng mục tiêu rõ ràng.
Do vậy, nhu cầu với các nhà lãnh đạo dự án sẽ ngày càng cao hơn.”
– By Cindy W. Anderson –

The Future of Work
Cuối Thế kỷ 18, Cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên cho thế giới đã diễn ra và tác động mạnh mẽ đến toàn thế giới. Với Thời Đại Công Nghiệp, một loạt các hoạt động kinh doanh, thay đổi văn hóa, tổ chức tái cấu trúc và kỹ năng vận chuyển mới đã xuất hiện. Đó là “tương lai của công việc” trong quá khứ – tương lai với những công việc trong ngành Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Hơn 1 thế kỷ sau, “tương lai của công việc” lần nữa trở thành một chủ đề được quan tâm. Những tiến bộ trong công nghệ và tự động hóa đang kích thích sự chuyển đổi kinh doanh tuy ít nhưng triệt để giống như bước tiến của hơn 100 năm trước. Sự khủng hoảng khí hậu, khan hiếm nước và lương thực, nhu cầu nhà ở, giải quyết sự gia tăng dân số và sự bất ổn chính trị toàn cầu, như thường lệ, vẫn có tác động làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh – và đồng thời cũng tạo ra áp lực to lớn đối với các tổ chức : Phát triển hoặc là Chết.
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ 4 đã mở ra Nền Kinh Tế Dự Án. Sự hợp nhất giữa vật lý và kỹ thuật số để đưa tốc độ đi cùng chính xác đang được sử dụng ngày một tinh vi hơn. Có thể kể đến kênh phân phối nhạc khổng Spotify cho đến ông lớn điện tử Haier ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Các dự án trong những tổ chức này, hay còn được gọi là một “tổ chức” khác, đang được dẫn dắt bởi những người có nhiều chức danh khác nhau, giải quyết nhiều vấn đề trong các ngành lớn nhỏ khác nhau, và trên toàn cầu. Nền kinh tế dự án có chỗ cho tất cả những điều đó.

Cách đây vài năm, thuật ngữ “kinh tế gig” bắt đầu đi vào ngôn ngữ kinh doanh. Tóm tắt bằng sự phát triển mạnh mẽ của Uber – một loại công việc tự do và hợp đồng kiểu mới. Công ty được hỗ trợ bởi người lao động với mục tiêu, công việc được xác định bằng các hoạt động đa dạng. Bất kỳ ai đều có thể theo đuổi công việc này, dù đó là chạy, cho đi nhờ xe trên Uber hay là cho thuê căn hộ định kỳ thông qua Airbnb. Có nhiều sự tự do hơn cho cả người sử dụng lao động và người lao động, cùng với những ưu điểm và nhược điểm của cả đôi bên.
Tuy nhiên “Nền kinh tế gig” chỉ là một phần nhỏ của “Nền Kinh Tế Dự Án” bao gồm “công việc gig” như Lyft, Uber, TaskRmus và Airbnb. Nhưng Nền Kinh Tế Dự Án lại bao gồm cả các cấu trúc dự án đang được các tổ chức lớn trên toàn cầu nắm giữ , thậm chí có cả những tổ chức truyền thống. Giáo sư và tác giả Roger Martin, một trong những nhà tư tưởng quản lý hàng đầu thế giới, đã gọi đây là “sự dự án hóa – projectization”. Giám đốc điều hành Antonio – Nieto Rodriguez, đã mô tả đây là “Cuộc cách mạng dự án” trong một cuốn sách được xuất bản đầu năm nay của ông.

Có một sự thậ rằng những đột phá của công nghệ mới đã khiến các hoạt động trước đây tưởng như là tốt nhất, trở nên quá chậm; những nhược điểm đã từng được chấp nhận và cho qua – giờ đây có thể gây nguy hại cho cả một quá trình. Cùng với đó, những người lao động tri thức thế hệ tiếp theo, ngày càng chú trọng hoàn thành các nhiệm vụ – thứ cho phép họ xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm ở bất cứ đâu hơn là quan tâm đến một công việc lâu dài. Hơn nữa, người lao động sẽ được thuê, nhóm và tập hợp lại theo kiến thức, kinh nghiệm và khả năng đối với các dự án cụ thể. Khi các giám đốc điều hành bắt đầu cấu trúc toàn bộ tổ chức xung quanh danh mục dự án, họ sẽ linh hoạt hơn nhiều trong cách thuê, đào tạo, phân công, tham gia và duy trì lực lượng lao động có năng lực, hiệu suất cao.
The Project Economy at Work
Reid Hoffman là một trong những doanh nhân thành đạt và thận trọng nhất trong lịch sử. Ông là giám đốc điều hành của PayPal trong những ngày đầu và đồng sáng lập LinkedIn, sau đó trở thành đối tác ở Greylock Partners, nơi ông giúp nuôi dưỡng các công ty thay đổi thế giới như Facebook và Airbnb. Hoffman khuyến khích cả nhà tuyển dụng và nhân viên nhìn vào công việc thông qua lăng kính của một nhiệm vụ, chứ không phải một chức danh. Ông tin rằng những người lao động sẽ ký hợp đồng với một tổ chức cho thứ họ gọi là “chuyến công tác”.

Người sáng lập Spotify Daniel Ek đã đưa khái niệm này thành cốt lõi công ty của mình – từ một công ty khởi nghiệp trở thành một doanh nghiệp toàn cầu xác định lại cả một ngành công nghiệp. Mặc dù được truyền cảm hứng bởi “chuyến công tác” Hoffman, nhưng Ek sử dụng thuật ngữ “nhiệm vụ – mission”. Ek chia sẻ rằng anh thuê mọi người không phải để điền vào chỗ trống một chức danh, mà là để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Hơn nữa, những nhiệm vụ này có thời hạn – thường khoảng hai năm. Vào cuối thời gian đó, Ek sẽ thảo luận về nhiệm vụ tiếp theo và liệu người lãnh đạo đương thời có phải là người lý tưởng để giải quyết vấn đề tiếp theo không. Ek nói rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của anh có thể ở lại hai hoặc ba trong số các chu kỳ nhiệm vụ này, nhưng hiếm khi nhiều hơn thế. Với quá trình này, Ek đã thiết lập nên một nền văn hóa hiệu suất cũng như minh bạch cao.

Trong một bài báo trên Harvard Business Review vào tháng 12 năm ngoái, Gary Hamel và Michele Zanini đã chia sẻ câu chuyện về sự tái định hướng về mô hình quản lý của Haier dưới thời CEO Zhang Ruimin. Công ty hiện đang hoạt động với hơn 4.000 doanh nghiệp siêu nhỏ, trung bình 10 đến 15 nhân viên mỗi doanh nghiệp. Các đơn vị này hoạt động tự chủ, nhưng trong một khuôn khổ thống nhất của các mục tiêu dẫn dắt; họ được khuyến khích sử dụng các dịch vụ của các đơn vị khác, nhưng không bắt buộc. Điều này sẽ đặt áp lực lên các nhóm để cố gắng duy trì chất lượng. Hệ thống Haier có nhiều yếu tố hấp dẫn kết hợp với nhau đã giúp công ty duy trì và tăng cao khả năng cạnh tranh của mình, ngay cả khi trong bối cảnh Trung Quốc và toàn cầu tác động khiến giảm hiệu quả của những công ty lâu đời khác.
Spotify và Haier chỉ là hai đại diện cho thấy Nền kinh tế dự án đang trở nên sống động như thế nào và sẽ tiếp tục phát triển ra sao. Các ví dụ trên chứng minh sức mạnh và tiềm năng mà các quy trình năng động, định hướng mục tiêu có thể đạt được.
“Nền kinh tế dự án” là nơi những người có kỹ năng và khả năng họ cần để biến những ý tưởng thành hiện thực. Đó là nơi các tổ chức cung cấp giá trị cho các bên liên quan thông qua việc hoàn thành thành công các dự án, phân phối sản phẩm và liên kết với các luồng giá trị. Và tất cả những sáng kiến này mang đến giá trị tài chính và giá trị xã hội.
Trao quyền cho các tổ chức. Ủy quyền cho các cá nhân. Củng cố xã hội. Đây là những lời hứa mà Viện Quản lý Dự án đang thực hiện cho ba triệu bên liên quan trên toàn cầu và hàng ngũ chuyên gia dự án đang phát triển nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Nền kinh tế dự án cung cấp rất nhiều tiềm năng phong phú khi xã hội tối ưu hóa và mở rộng những thành tựu đáng kinh ngạc mà những tiến bộ công nghệ hiện nay đang được đặt trong tầm tay của chúng ta. Không có gì ngạc nhiên khi sự gián đoạn đi kèm với sự thay đổi, và có thể có sự chống lại điều khác biệt. Nhưng nếu có thể nhìn thế giới qua lăng kính mới, tập trung vào tương lai, chúng ta có thể chuẩn bị cho bản thân, tổ chức và xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội sắp tới. Nền kinh tế dự án là đây.”
By Cindy W. Anderson
Nguyễn Hải Anh (lược dịch)