Cập nhật lần cuối vào 16/12/2021 bởi Phạm Mạnh Cường
Dưới đây là bài Lesson learn vô cùng chi tiết và tâm huyết của anh Nguyễn Huy Quang, PMP. Anh đã pass chứng chỉ PMP ngày 07/07/2021 với kết quả 3A vô cùng xuất sắc.
PHẦN 1: TỔNG KẾT CHUNG VỀ BÀI THI PMP THEO KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Các câu hỏi không dài và khó như CNY. Bài thi được chia làm 3 phần, mỗi phần 60 câu. Sau mỗi phần có 10 phút giải lao. Kết thúc mỗi phần sẽ được review và submit, sau đó không xem lại được nữa. Khó khăn nhất là 60 câu ở giữa vì buồn ngủ và mất tập trung. Mình cố gắng làm 1 mạch 120 câu đầu mới nghỉ giải lao. Đi ra ngoài rửa mặt, uống nước cho tỉnh ngủ. 60 câu cuối làm khá thoải mái. Phần mềm thi có chức năng calculator. Các câu hỏi trải đều các knowledge area. Phần lớn là hybrid và agile project, nhưng kiến thức về traditional lồng vào rất nhiều. Chỉ có 2 câu cần tính toán công thức (EVM). Toàn bộ là các câu hỏi tình huống cho Project Manager/Agile Leader. Khoảng gần chục câu multiple choice, 5 câu matching.
PHẦN 2: KINH NGHIỆM XỬ LÝ KHI GẶP CÁC TÌNH HUỐNG RA ĐỀ
- Khi có issue thì PM phải evaluate trước khi make decision.
- Mindset của PM là luôn tìm root cause để xử lý vấn đề.
- Việc của team để team tự làm, chỉ help team khi có blocker.
- Khi có change request (đến từ sponsor, customer, stakeholder) thì phải thông qua Product Owner.
- Khi dự án bị chậm không bao giờ yêu cầu team làm overtime hoặc thúc team phải làm nhanh. Luôn tìm các phương án khác như smoothing/crashing/leveling. Không được thì escalate lên sponsor.
- Gặp các issue vượt quá tầm kiểm soát của PM (yêu cầu mới mà đã hết budget, issue liên quan community coucil) thì contact sponsor nhờ trợ giúp.
- Luôn ưu tiên các phương án win-win khi có conflict về resource với các project khác hoặc với seller.
- Nếu là PM mới được assign vào dự án thì cần nói chuyện với sponsor để nắm được overall status của dự án.
- Luôn tìm cách để giải quyết vấn đề trước, discuss với team, sau đó mới tìm kiếm trợ giúp từ expert, escalate lên trên.
- Nếu trong team thiếu kỹ năng nào đó thì ưu tiên phương án training nội bộ trong team hơn là thuê ngoài.
- Nếu project thiếu support từ stakeholder do họ không quen với agile thì ưu tiên training agile cho họ để gain support.
- Mọi thay đổi liên quan hợp đồng phải đi qua change contract process.
- Để motivate team thì ưu tiên phương án trao quyền (empower), trust, cho họ thấy đóng góp của họ là quan trọng cho mục tiêu chung, hơn là dùng tiền, salary increase hay incentives.
- Khi 1 member có vấn đề về performance thì PM phải tìm hiểu lý do trước, nói chuyện trực tiếp, xử lý nội bộ trước khi escalate.
- Trong team có 1 member có vấn đề thì PM phải giải quyết trên tinh thần đó là vấn đề của cả team để giúp member đó, tránh quy trách nhiệm hoặc đổ lỗi.
- 2 member conflict với nhau thì PM nói chuyện với cả hai để tìm hiểu lý do, sau đó dùng interpersonal intelligent để hòa giải.
- Agile project luôn nhấn mạnh incremental delivery để get early feeback, từ đó deliver value.
- Khi khách hàng đã accept các deliverable qua mỗi iteration rồi thì coi như công việc hoàn thành kể cả đến cuối khách hàng có kêu thiếu feature, client acceptance là cơ sở để đóng dự án.
- Khi có vấn đề về communication với các stakeholder (stakeholder complain là không nhận được information, hoặc nhận được quá nhiều thông tin) thì cần review lại communication management plan và stakeholder engagement plan.
- Khi stakeholder không quan tâm đến hệ thống thông tin của project (PMIS) thì cần review lại xem project đã cung cấp đủ thông tin và cần thiết cho họ chưa.
- Mỗi khi có 1 stakeholder mới thì cần phải thêm vào stakeholder register và update stakeholder engagement plan.
- Velocity có xu hướng giảm thì discuss trong retrospective.
- Gặp vấn đề technical khó, new technology trong agile project thì cần làm spike.
Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ cung cấp những kinh nghiệm giá trị cũng như tạo động lực ôn thi cho các anh chị đang theo dõi PMA Việt Nam.