Cập nhật lần cuối vào 07/02/2023 bởi Phạm Mạnh Cường
Training hay đào tạo có lẽ không còn là một từ ngữ quá xa lạ với mọi người. Bất kì nhân viên nào, ở vị trí nào đều phải trải qua quá trình training khác nhau. Vì vậy trainer dần dần trở thành một vị thế quan trọng trong doanh nghiệp. Bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành một trainer đấy.
Định nghĩa Training
Training là gì?
Training là quá trình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và cách thực hiện để giúp cho người học hiểu rõ cách làm hoặc vận hành một thứ gì đó.
Theo một khía cạnh khác thì training có thể là những khóa học cung cấp các kỹ năng hoặc kiến thức từ cơ bản tới nâng cao. Từ đó giúp người học hiểu hơn về lĩnh vực hay một công việc nào đó.
Phân biệt Training, Coaching, Mentoring và Consulting
Training | Coaching | Mentoring | Consulting | |
Tạm dịch | Đào tạo | Huấn luyện | Cố vấn | Tư vấn |
Khái niệm | Training là quá trình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và cách thực hiện để giúp cho người học hiểu rõ cách làm hoặc vận hành một thứ gì đó. Theo một khía cạnh khác thì training có thể là những khóa học cung cấp các kỹ năng hoặc kiến thức từ cơ bản tới nâng cao. Từ đó giúp người học hiểu hơn về lĩnh vực hay một công việc nào đó. | Coaching là quá trình hợp tác Coachee (Người được huấn luyện) với Coach (Huấn luyện viên). Sự hợp tác này nhằm kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng để Coachee có thể phát huy tối đa tiềm năng cá nhân của mình. | Mentoring là quá trình truyền đạt các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm cho người khác. Quá trình thực hiện bởi Mentor (Người cố vấn) và Mentee (Người được cố vấn) với mục tiêu được xác định. | Consulting (Tư vấn) là việc đưa ra các lời khuyên, nhận xét và đánh giá về một vấn đề nào đó của cá nhân / doanh nghiệp thuộc một lĩnh vực cụ thể. Cũng như mentor, họ thường là những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Thậm chí họ còn vạch ra kế hoạch chiến lược và thực thi chúng giúp bạn để giải quyết vấn đề. |
Phân biệt | Chia sẻ kiến thức nhằm giúp Trainee nắm được kiến thức ở một lĩnh vực nào đó | Không chia sẻ kiến thức, Coach chỉ giúp Coachee tự mình khám phá cách giải quyết vấn đề | Chia sẻ kiến thức chuyên môn nhằm dẫn dắt người đi sau với một mục đích nhất định | Đưa ra lời khuyên, đánh giá thậm chí phương pháp giải quyết vấn đề |
Định nghĩa Trainer
Nghề trainer là gì?
Theo từ điển Anh-Anh thì trainer được định nghĩa là
“a person who teaches skills to people or animals and prepares them for a job, activity, or sport.”
Tạm dịch ra là
“một người dạy các kỹ năng cho người hoặc động vật chuẩn bị cho họ một công việc, hoạt động hoặc thể thao.”
Ở trong môi trường doanh nghiệp cũng vậy, một người chuyên phụ trách đào tạo người khác các kỹ năng hay kiến thức trong một thời gian ngắn hạn, gọi là trainer.
Ngoài ra, người được đào tạo thì gọi Trainee.
Vai trò của Trainer
Đối với doanh nghiệp
Chất lượng nhân viên là một trong yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để phát triển được năng lực của nhân viên, thì họ cần phải trải qua việc đào tạo liên tục cả trong công việc.
Trainer là người chuyên môn phụ trách công việc này, là yếu tố không thể thiếu trong việc đào tạo nhân sự, phát triển năng lực cá nhân cũng như tập thể.
Sự có mặt của trainer có thể giúp cho doanh nghiệp dễ dàng giải quyết các vấn đề trong việc đưa ra phương án đào tạo.
Công tác đào tạo còn có tính hiệu quả cực cao trong hỗ trợ tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Một nguyên nhân thực tế cho thấy người lao động quyết định ra đi là vì thiếu cơ hội phát triển ở công việc.
Theo nghiên cứu của Linkedin năm 2018, tỉ lệ nhân viên ở lại nếu được công ty đầu tư vào sự nghiệp của họ lên tới 94%.
Đối với nhân viên
Đối với nhân viên mới thì việc được training sẽ giúp họ làm quen được công việc và môi trường mới. Ngoài ra còn giúp họ dễ hòa nhập hơn với văn hóa công ty.
Đối với nhân viên cũ thì quá trình training sẽ giúp họ nâng cao chất lượng công việc, phối hợp nhóm tốt hơn và hướng tới những mục tiêu xa hơn trong sự nghiệp.
Các kỹ năng cần có của một Trainer
Kỹ năng nắm bắt tâm lý
Phần lớn Trainee là người trưởng thành, có những nét tâm lý đặc trưng riêng. Việc training không chỉ là quá trình truyền tải kiến thức một cách khô khan, mà còn phải có sự tương tác giữa Trainer – Trainee.
Có thể nắm bắt tâm lý học viên sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp, truyền tải kiến thức và tương tác trong lớp học.
Kỹ năng giao tiếp
Mỗi một Trainee đều có tư duy, suy nghĩ và tính cách riêng biệt, họ có yêu cầu khác nhau ở một Trainer và kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu.
Kỹ năng giao tiếp có thể thể hiện qua việc lắng nghe, đặt câu hỏi và phản hồi hiệu quả. Hãy nhớ, lắng nghe là một cấp độ cao hơn “nghe”, khi mà bạn có thể kết nối với học viên qua ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc giọng điệu để hiểu sâu về lời nói của Trainee.
Kỹ năng tổ chức
Mỗi một buổi học đều đem lại giá trị cho học viên, thậm chí từng giây từng phút trong buổi học. Để cả buổi học diễn ra một cách trơn tru hoàn hảo thì bạn phải chuẩn bị cho buổi học trước đó.
Từ các giáo án đến các hoạt động trong buổi học, các rủi ro có thể xảy ra. Bất kỳ lỗi sai nào diễn ra trong buổi học đều ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín chuyên nghiệp của bạn.
Kỹ năng xử lý tình huống
Sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra trong suốt quá trình đào tạo, kể cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ. Đó là lúc cần bạn ứng biến, bạn phải biết phân tích tình huống và xử lý tình huống.
Đừng chọn cách giải quyết qua loa vấn đề của học viên rồi tiếp tục đi theo kế hoạch của buổi học, như vậy bạn sẽ bỏ qua nhu cầu thực sự của học viên và họ hoàn toàn có thể trở thành người chống đối trong lớp học.
Kỹ năng tạo không khí
Đào tạo là một quá trình nghiêm túc và trang nghiêm, tuy nhiên cũng dễ dẫn tới sự kìm nén và gò bó trong lớp học. Đó là lúc bạn phải biết cách tạo ra không khí hài hước để mọi người thấy thoải mái hơn.
Hay khi lớp học bắt đầu, bạn cũng phải biết cách tạo ra một không khí có sự tương tác chứ không phải là một lớp học chỉ biết ngồi im. Kỹ thuật này còn gọi là “Ice Breaker”.
Training Specialist là gì?
Training Specialist (Chuyên viên đào tạo) là người phụ trách việc hướng dẫn quy tắc, công việc cho nhân viên trong doanh nghiệp. Họ cũng có thể phụ trách việc tạo khóa học, lớp kỹ năng nhằm phát triển trình độ cho cá nhân, phòng ban.
Các kỹ năng cần có của Training Specialist?
Nếu Trainer là người đứng lớp và có giáo án đã được chuẩn bị sẵn (bởi trung tâm/ doanh nghiệp/ chuyên viên đào tạo) thì Chuyên viên đào tạo còn phụ trách cả việc như:
- Phân tích nhu cầu đào tạo
- Thiết kế lộ trình đào tạo
- Lên kế hoạch đào tạo
- Tổ chức lớp
- Thu nhận phản hồi và cải thiện
Training Specialist cũng có thể là Trainer. Với các mô hình trung tâm đào tạo thì giáo trình thường sẽ có một sườn thống nhất chung và Training Specialist và Trainer có thể là 2 người khác nhau, chung một giáo trình nhưng cách truyền tải và giáo án khác nhau.
Mức lương của Training Specialist?
Mức lương của Training Specialist dao động từ 10 triệu/tháng -> 25 triệu/ tháng. Tuy nhiên thì công việc này lại có rất nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập.
Học kỹ năng training ở đâu?
Hiện nay thì có rất nhiều nơi đào tạo các khóa học về kỹ năng Training, tại PMA cũng có khóa học Train The Trainer. Đây là khóa học nhắm tới việc đào tạo nói chung và đào tạo lớp luyện thi chứng chỉ quốc tế nói riêng.
Xem thêm: Khóa học Train The Trainer
Bạn có nên trở thành một trainer không?
Nhiều người suy nghĩ rằng những người nằm trong lĩnh vực nhân sự, nhất là mảng phát triển nguồn lực nhân sự thì mới cần kỹ năng training và trở thành một trainer.
Tuy nhiên trên thực tế thì training là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết với những nhà quản lý có thể áp dụng ở nhiều nơi. Bạn có một đội ngũ cho riêng mình, vậy bạn nên nghĩ tới việc phát triển năng lực của họ. Training là phương án hữu hiệu và có thời gian ngắn nhất cũng như dễ đạt hiệu quả cao nhất trong các phương án.
Đừng để kiến thức của mình chỉ sử dụng cho mình, hãy truyền đạt cho người khác và nâng cao hiệu suất của họ. Truyền đạt lại kiến thức cũng là một phương pháp ôn luyện và đào sâu kiến thức cực kỳ hiệu quả.
Sở hữu kỹ năng training, bạn hoàn toàn có thể coi nó như một nghề tay trái, phát triển mối quan hệ, đào sâu kiến thức hơn, kiếm thêm thu nhập.
Và đặc biệt, nếu bạn đang sở hữu một chứng chỉ quốc tế, thì việc bạn trở thành một trainer là một điều lý tưởng hơn bao giờ hết. Ví như chứng chỉ PMP, tham gia việc giảng dạy các khóa học PMP có thể giúp bạn kiếm PDUs để duy trì chứng chỉ này.
Việc làm Trainer tại PMA
Để trở thành Trainer tại PMA, bạn phải tham gia và thể hiện xuất sắc trong khóa học Train The Trainer. Điều này đảm bảo rằng bạn có kỹ năng về đào tạo chuyên nghiệp.
Tiếp đó là bạn phải sở hữu chứng chỉ quốc tế ở khóa học mà bạn muốn tham gia. Ví dụ, để trở thành Trainer lớp PMP, bạn phải sở hữu PMP.
Tất nhiên, đãi ngộ mà bạn nhận được cũng rất lớn. Tùy theo khóa học và trình độ mà bạn nhận được mức lương tương ứng từ 700.000 VND -> hơn 2.000.000 VND/buổi/3 tiếng.
Các buổi học đều diễn ra ngoài giờ hành chính, bạn có thể vẫn đi làm ban ngày và làm trainer tại PMA.
