Cập nhật lần cuối vào 17/11/2023 bởi Phạm Mạnh Cường
Mô hình PESTEL là một trong các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất hiện nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0. Sau rất nhiều sự chỉnh sửa bởi các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, mô hình PESTEL đã được hoàn thiện một cách tuyệt vời và được áp dụng rộng rãi.
Nếu bạn chưa biết về mô hình PESTEL, đó là một sự thiếu sót rất lớn. Nhưng đừng lo, bài viết dưới đây đảm bảo rằng bạn sẽ hiểu về mô hình PESTEL một cách đầy đủ nhất.
- Mô hình PESTEL là gì?
- Ưu điểm và hạn chế của mô hình PESTEL
- Quy trình phân tích doanh nghiệp với mô hình PESTEL
- Mô hình PESTEL với Prada
- Political: Yếu tố Chính trị tác động tới Prada như thế nào?
- Economic: Yếu tố Kinh tế tác động tới Prada như thế nào?
- Social: Yếu tố Xã hội tác động tới Prada như thế nào?
- Technological: Yếu tố Công nghệ tác động tới Prada như thế nào?
- Environmental: Yếu tố Môi trường tác động tới Prada như thế nào?
- Legal: Yếu tố Pháp lý tác động tới Prada như thế nào?
Mô hình PESTEL là gì?
Mô hình PESTEL hay PESTLE là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới họ.
Mô hình này gồm 6 yếu tố:
- Political: Yếu tố Chính trị
- Economic: Yếu tố Kinh tế
- Social: Yếu tố Xã hội
- Technological: Yếu tố Công nghệ
- Environmental: Yếu tố Môi trường
- Legal: Yếu tố Pháp lý
Mô hình PESTEL đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp, nếu không sử dụng mô hình này thì các doanh nghiệp phải đối mặt rất nhiều khó khăn và thử thách trong việc đưa ra chiến lược.
Nguồn gốc của mô hình PESTEL
Năm 1967, giáo sư của đại học Harvard là Francis Aguilar đã xuất bản một quyển sách tên The Scanning of Business Environment. Quyển sách này đã mở ra một con đường về phân tích môi trường doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả mô hình ETPS (Economic – Technical – Political – Social).
Tuy nhiên ETPS chỉ là sự khởi đầu, sự thay đổi thứ tự chữ cái được luân chuyển liên tục và quy trình phân tích cũng vậy.
Sau đó vài năm Arnold Brown, thuộc Viện Bảo hiểm Nhân thọ Hoa Kỳ đã đổi tên mô hình thành STEP. Cái tên này được sử dụng rộng rãi hơn vì dễ nhớ hơn và phù hợp với cách phân tích của Brown.
Tuy nhiên, các năm tiếp theo, một yếu tố nữa đã được thêm vào, đó là Ecological. Điều này đã biến mô hình thành STEPE, về mặt ý nghĩa thì nó đã khác đi với ETPS ban đầu của Aguilar.
Các thứ tự chữ cái bị thay đổi liên tục theo từng tác giả, nhưng rồi PEST đã trở thành cái tên được sử dụng phổ biến nhất. Điều này chưa có một lý giải rõ ràng, có thể là do thói quen về cách đọc hoặc liên quan tới nhân khẩu học.
Mô hình PESTEL là phân tích PEST thêm vào 2 yếu tố: Environment (Yếu tố Môi trường) và Legal (Yếu tố Pháp lý) vào. Mô hình được sử dụng gần như rộng rãi nhất tại nước Anh. Đôi lúc mô hình này bị đảo thứ tự, và được gọi là mô hình PESTLE.
Các thành phần của mô hình PESTEL
Political: Yếu tố Chính trị
Các yếu tố liên quan tới chính trị bao gồm các chính sách của chính phủ cùng với sự ổn định chính trị của quốc gia này.
Các chính sách thường thấy như chính sách thuế, chính sách cải cách thương mại, chính sách bảo vệ người tiêu dùng, chính sách ngành, chính sách đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, quan hệ quốc tế …
Sự ổn định chính trị cũng rất quan trọng, liên quan chủ yếu tới bầu cử, chiến tranh.
Economic: Yếu tố Kinh tế
Yếu tố kinh tế là các điều kiện kinh tế của quốc gia ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó các yếu tố quan trọng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát,…
Social: Yếu tố Xã hội
Đáp ứng nhu cầu thị trường là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp phải tính tới cả xu hướng văn hoá và tiêu dùng, đấy là 2 yếu tố tác động trực tiếp tới việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng.
Các yếu tố xã hội phổ biến là thị hiếu khách hàng, lối sống của người dân, tôn giáo, nhân khẩu học…
Technological: Yếu tố Công nghệ
Trong thời đại công nghệ 4.0, sức ảnh hưởng của công nghệ mới càng ngày càng lớn.
Việc ứng dụng công nghệ như thế nào, ra sao vào chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý và sản xuất, phương pháp marketing sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh,
Environmental: Yếu tố Môi trường
Môi trường được phân làm 2 loại: Tự nhiên và nhân tạo.
Việc doanh nghiệp làm ảnh hưởng xấu tới môi trường có thể khiến doanh nghiệp này bị dừng hoạt động, bị phạt và bị tẩy chay ở thị trường.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp tính tới chiến lược lâu dài, nhất là các ngành như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, …
Legal: Yếu tố Pháp lý
“Nhập gia tuỳ tục” – Bất kể làm việc ở quốc gia nào, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Yếu tố pháp lý là yếu tố liên quan tới luật pháp của quốc gia.
Các bộ luật mà doanh nghiệp cần phải biết có thể kể đến là Luật tiêu dùng, Luật tiêu chuẩn lao động, Luật an toàn, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Quyền sở hữu sáng tạo, …
Các biến thể của mô hình PESTEL
Như đã nói ở phần nguồn gốc thì PESTEL có rất nhiều biến thể, tuỳ vào từng tác giả, điển hình như PESTEL còn được đổi thứ tự và thành PESTLE.
Ngoài ra còn các biến thể khác như:
- STEEPLE bao gồm các môi trường: Xã hội / nhân khẩu học, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị, luật pháp, đạo đức.
- PESTLIED bao gồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, quốc tế, môi trường, nhân khẩu học.
- SLEPT bao gồm các môi trường: Xã hội, luật pháp, kinh tế, chính trị, công nghệ.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình PESTEL
Ưu điểm
Mô hình PESTEL có nhiều ưu điểm, chính điều này đã khiến nó được sử dụng rộng rãi, các ưu điểm đó gồm:
- Cung cấp “bức tranh toàn cảnh” về thị trường: PESTEL bao gồm sáu yếu tố chủ chốt của môi trường kinh doanh, giúp tổ chức đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của họ.
- Phù hợp cho nhiều lĩnh vực: Mô hình PESTEL có ứng dụng rộng rãi không chỉ đối với doanh nghiệp lớn mà còn với các tổ chức nhỏ và phi lợi nhuận. Dù quy mô hay ngành nghề, PESTEL có thể được áp dụng để phân tích môi trường kinh doanh.
- Hỗ trợ chiến lược kinh doanh: Cung cấp hỗ trợ trong việc xác định chiến lược kinh doanh tổng thể. Giúp công ty đảm bảo rằng chiến lược của họ phù hợp với các yếu tố bên ngoài cũng như mục tiêu và giá trị cốt lõi của họ.
- Đối phó với rủi ro: Tạo cơ sở cho việc phát triển kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng. Đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp công ty chuẩn bị để đối mặt với thách thức đột ngột.
- Hỗ trợ đưa ra quyết định hiệu quả: Áp dụng mô hình PESTEL, tổ chức có thể đưa ra quyết định trong bối cảnh thị trường không chắc chắn và phức tạp.
- Tạo ra sự nhạy cảm với môi trường bên ngoài: PESTEL giúp công ty hiểu rõ hơn về hoàn cảnh môi trường bên ngoài và trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi có thể xảy ra.
Hạn chế
Những điều dưới đây chỉ là hạn chế của mô hình, hoàn toàn có thể được giải quyết bởi doanh nghiệp:
- Mô hình PESTEL dự báo về tương lai dựa trên yếu tố ảnh hưởng, nhưng không thể chắc chắn viễn cảnh này sẽ xảy ra.
- Sự phức tạp và khó đo lường của các yếu tố, đặc biệt khi không có dữ liệu tham khảo, tạo ra thách thức trong việc đánh giá.
- Khả năng giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh là hạn chế của mô hình này.
- Sự không tương tác giữa các yếu tố khiến cho việc đánh giá sự ảnh hưởng chung của chúng trở nên khó khăn.
- Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh làm cho PESTEL dễ trở nên lỗi thời hơn thực tế, yêu cầu cần cập nhật liên tục.
- Sự ảnh hưởng của quan điểm chủ quan có thể làm cho phân tích PESTEL thiên vị và không đầy đủ về các yếu tố thực sự.
- Các thay đổi ngoại vi xảy ra liên tục, không thể dự đoán và có thể bị bỏ qua ban đầu, có thể tác động mạnh tới chiến lược doanh nghiệp.
- Sự đơn giản trong cấu trúc có thể làm giảm sự chi tiết và cụ thể của phân tích.
- Việc thu thập dữ liệu liên quan tới môi trường bên ngoài thường gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Sự quá tải thông tin có thể làm mất tập trung, làm mờ đi yếu tố quan trọng cần được tập trung xem xét.
- Thiếu sự đánh giá đầy đủ về môi trường bên trong và các yếu tố cạnh tranh góp phần làm mô hình này không đủ để xây dựng chiến lược toàn diện cho doanh nghiệp.
Các hạn chế này sẽ giúp doanh nghiệp lưu ý hơn khi sử dụng công cụ này, nhằm ứng dụng triệt để hơn mô hình PESTEL.
Quy trình phân tích doanh nghiệp với mô hình PESTEL
Bước 1: Thu thập thông tin theo 6 yếu tố của mô hình PESTEL
Đầu tiên, bạn phải thu thập 6 loại thông tin theo 6 yếu tố của mô hình PESTEL.
Thông tin chính trị có thể tìm kiếm ở các trang web chính trị, tình hình thời sự.
Trong quá trình tìm kiếm thông tin chính trị, bạn sẽ gặp được các thông tin liên quan tới kinh tế. Sự bất ổn của chính trị thường dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế. Ngoài ra các chỉ số như lãi suất, mức thuế thì bạn cũng có thể tìm tại các trang web chính phủ.
Với thông tin xã hội thì lại phức tạp hơn rất nhiều, bạn cần nghiên cứu nhân khẩu học, văn hoá địa phương qua nhiều nền tảng khác nhau bao gồm cả các trang tin tức. Đặc biệt phải chú ý tới các mùa lễ, đó là những dịp rất tốt để phát triển.
Với thông tin công nghệ, điều này trực tiếp khá nhiều tới việc phân tích đối thủ, việc ứng dụng công nghệ tốt hơn người khác trong thời đại 4.0 có thể là một điểm nhấn cực lớn để bạn vượt qua đối thủ khác.
Chẳng hạn như đối thủ của bạn vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nhân lực và thủ công khiến cho thời gian giao hàng của họ bị chậm trễ, việc bạn sử dụng các máy móc tự động hoá khiến giảm tải thời gian giao hàng sẽ là một điểm mạnh để vượt qua đối thủ.
Thông tin dễ thấy nhất chắc hẳn là thông tin pháp lý. Tuy nhiên thì số lượng nội dung pháp lý mà bạn cần biết quá nhiều, nếu bạn tự mình phân tích được điều này thì rất tốt, còn nếu không, hãy tìm một chuyên gia pháp lý để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn không gặp vấn đề trong tương lai.
Thông tin môi trường khá đặc biệt, thường là sự tác động của doanh nghiệp với môi trường, khí hậu. Không chỉ ở các ngành du lịch, nông nghiệp hay công nghiệp, các ngành nghề khác cũng cần lưu ý thông tin này. Ví dụ công ty đồ chơi, đảm bảo an toàn sản phẩm và rác thải ra môi trường thuộc về yếu tố môi trường của PESTEL.
Một lựa chọn khá ổn để tìm kiếm các thông tin trên đó là thuê một bên thứ 3 cung cấp dịch vụ này, thông tin họ cung cấp sẽ rất đầy đủ và chi tiết.
Bước 2: Nghiên cứu và phân tích các thông tin đó
Sau khi thực hiện bước 1, chắc chắn thông tin bạn thu thập được rất nhiều, kể cả là chưa đi sâu tới tận cùng chi tiết. Tất nhiên là bạn có thể không dùng hết thông tin đấy, vậy làm thế nào để bạn nghiên cứu và phân tích thông tin đó?
Cách giải quyết đó là bạn phải hiểu về doanh nghiệp của mình, về sản phẩm của mình, về lĩnh vực ngành nghề của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một bộ lọc và loại bỏ đi các thông tin dư thừa.
Sau khi lọc đi các thông tin dư thừa, hãy đi sâu vào từng yếu tố để tìm ra các điều quan trọng nhất theo từng yếu tố.
Bước 3: Đánh giá và sắp xếp ưu tiên các yếu tố
Sau khi có một danh sách từ bước 2, bạn phải đánh giá danh sách đó và sắp xếp lại nó theo thứ tự ưu tiên.
Bạn hãy đánh giá bằng cách xem đâu là cơ hội, đâu là rủi ro của từng yếu tố.
Tiếp đó, là lưu trữ một cách đầy đủ nhất.
Bước 4: Tạo báo cáo kết quả phân tích
Bạn có một tệp chi tiết tuyệt vời rồi, vậy hãy biến nó thành một báo cáo phân tích. Hãy sử dụng các biểu đồ, điều này giúp bạn có cái nhìn trực quan rõ ràng hơn so với một tệp chữ dài dằng dặc.
Bạn có thể sử dụng thêm mô hình SWOT để việc phân tích càng trở nên tuyệt vời trong báo cáo của mình.
Mô hình PESTEL với Prada
Prada là một thương hiệu thời trang xa xỉ, dưới đây là các phân tích theo mô hình PESTEL
Political: Yếu tố Chính trị tác động tới Prada như thế nào?
Các quy định của chính phủ có tác động đáng kể đến hoạt động của Prada. Các chính sách xuất nhập khẩu do chính phủ áp đặt ảnh hưởng đến Prada.
Ví dụ, giả sử chính phủ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu nguyên liệu thô mà Prada sử dụng để sản xuất sản phẩm của mình. Trong trường hợp đó, Prada sẽ gặp rắc rối.
Tương tự, giả sử chính phủ quyết định cấm xuất khẩu các sản phẩm thời trang xa xỉ. Trong trường hợp đó, doanh số bán hàng của Prada ở nước ngoài sẽ giảm và thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, sự bất ổn chính trị cũng tác động đến Prada. Nếu Prada hoạt động ở một quốc gia đang trải qua bất ổn chính trị, mọi người sẽ miễn cưỡng mua các sản phẩm xa xỉ do không chắc chắn. Kết quả là, doanh số bán hàng của Prada sẽ giảm.
Hơn nữa, chính sách thuế của chính phủ cũng có tác động đáng kể đến hoạt động của Prada. Nếu chính phủ quyết định áp thuế nặng đối với ngành công nghiệp thời trang, lợi nhuận của Prada sẽ bị thu hẹp. Do đó, các chính sách thuế như vậy sẽ làm tổn thương Prada.
Hơn nữa, căng thẳng chính trị giữa các quốc gia cũng có thể tác động tiêu cực đến Prada. Ví dụ, Prada đã tạm ngừng hoạt động tại Nga do xung đột Nga-Ukraine.
Economic: Yếu tố Kinh tế tác động tới Prada như thế nào?
Lãi suất trong nền kinh tế tác động đáng kể đến Prada. Doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng, chi phí đi vay tăng khiến doanh nghiệp không muốn vay.
Tương tự, lãi suất cao không khuyến khích Prada vay tiền từ các ngân hàng do chi phí vay cao. Do đó, thương hiệu thời trang phải dừng các dự án mở rộng khi lãi suất cao.
Ngoài ra, lạm phát cũng tác động đến hoạt động của Prada. Khi lạm phát cao trong nền kinh tế, thu nhập khả dụng của người tiêu dùng giảm. Do đó, nhiều người tiêu dùng hạn chế chi tiêu.
Do đó, doanh số bán hàng của Prada giảm trong thời kỳ lạm phát cao vì mọi người chỉ thích tiết kiệm tiền và tốc độ cho các sản phẩm cần thiết.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế cũng khiến doanh số Prada sụt giảm. Khi có suy thoái kinh tế, sức mua của người dân giảm. Do đó, rất ít người có thể đủ khả năng chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ. Kết quả là, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, lợi nhuận của Prada sẽ giảm và thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng.
Social: Yếu tố Xã hội tác động tới Prada như thế nào?
Hành vi của người tiêu dùng có tác động lớn đến hoạt động của Prada. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng có thể thay đổi rất nhanh, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Prada. Để khắc phục vấn đề này, Prada phải rất nhạy bén và nhạy cảm với sự thay đổi của xu hướng.
Hơn nữa, nhân khẩu học của xã hội nơi Prada đang hoạt động tác động đáng kể đến Prada.
Giả sử đa số người dân trong xã hội có thu nhập thấp. Trong trường hợp đó, rất ít người sẽ có thể mua được Prada. Do đó, nếu Prada hoạt động trong một xã hội như vậy, nó sẽ không thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ.
Tương tự, độ tuổi trung bình của xã hội cũng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Prada. Giả sử một xã hội có tỷ lệ người trẻ tuổi cao. Trong trường hợp đó, nhu cầu về Prada trong một xã hội như vậy có thể sẽ cao.
Hơn nữa, các giá trị của xã hội cũng tác động đến hoạt động của Prada. Trong một số xã hội, mặc quần áo đắt tiền hoặc sở hữu phụ kiện đắt tiền là không tốt. Nhu cầu về các sản phẩm của Prada sẽ ít hơn trong các xã hội như vậy.
Technological: Yếu tố Công nghệ tác động tới Prada như thế nào?
Yếu tố công nghệ là yếu tố giải thích cách công nghệ và đổi mới sáng tạo tác động đến doanh nghiệp. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố công nghệ khác nhau tác động đến Prada như thế nào.
Các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến đã cho phép Prada tăng cơ sở khách hàng và bán được nhiều hơn. Prada có một cửa hàng trực tuyến.
Nó cung cấp cho Prada một cơ hội để tăng cơ sở khách hàng của mình mà không cần mở một cửa hàng vật lý. Bằng cách sử dụng thương mại điện tử, Prada có thể giảm thiểu chi phí hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện có nhiều con đường hơn để quảng cáo sản phẩm của họ. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter cho phép các thương hiệu tiếp thị bản thân một cách có tổ chức.
Những nền tảng này cho phép Prada tự tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, Prada cũng có cơ hội cải thiện dịch vụ khách hàng của mình bằng cách tương tác với khách hàng. Sự xuất hiện của các nền tảng truyền thông xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động của Prada.
Ngoài ra, phần mềm phân tích dữ liệu đã xuất hiện gần đây, cho phép các doanh nghiệp phân tích các xu hướng trong dữ liệu của họ. Prada có thể sử dụng phân tích dữ liệu để xác định đối tượng tiềm năng của mình và đưa ra quyết định sáng suốt.
Environmental: Yếu tố Môi trường tác động tới Prada như thế nào?
Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên có tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Prada cần tài nguyên thiên nhiên như nước và bông để sản xuất sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, do sự cạn kiệt của các nguồn lực này, chi phí sản xuất của Prada ngày càng tăng và lợi nhuận của nó ngày càng thu hẹp.
Hơn nữa, các thương hiệu thời trang sử dụng thuốc nhuộm và các hóa chất khác trong quá trình sản xuất. Sau đó, các hóa chất này bị loại bỏ trong môi trường do đó khiến cây bị ảnh hưởng.
Trong những năm qua, các nhà môi trường đã lên tiếng về vấn đề này, do đó Prada lọc chất thải của mình trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, quá trình lọc đã khiến Prada tốn rất nhiều tiền.
Ngoài ra, tần suất thiên tai đã tăng lên do sự nóng lên toàn cầu. Thiên tai có thể làm hỏng cơ sở hạ tầng của Prada, chẳng hạn như các nhà máy sản xuất và cửa hàng, điều này sẽ khiến Prada phải trả giá về tài chính.
Legal: Yếu tố Pháp lý tác động tới Prada như thế nào?
Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ Prada. Theo luật này, không thương hiệu nào khác có thể sao chép logo, kiểu dáng và tên thương hiệu thời trang.
Luật này cấm các thương hiệu sản xuất các sản phẩm Prada giả. Do đó, luật sở hữu trí tuệ có tác động tích cực đến hoạt động của Prada.
Hơn nữa, luật lao động cũng ảnh hưởng đến Prada. Thương hiệu thời trang phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình được đối xử bình đẳng và được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu. Nếu Prada không tuân thủ luật lao động, thương hiệu thời trang sẽ phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt nặng.
Ngoài ra, luật chống độc quyền cũng tác động đáng kể đến Prada. Thương hiệu thời trang cần phải cảnh giác và không nên tham gia vào bất kỳ hành vi nào cản trở sự cạnh tranh trên thị trường, nếu không Prada sẽ bị buộc phải trả tiền phạt.
Hơn nữa, luật bảo vệ dữ liệu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Prada. Thương hiệu thời trang phải đảm bảo rằng dữ liệu của người dùng được bảo mật hoàn toàn. Trong trường hợp có bất kỳ vi phạm dữ liệu nào, thương hiệu có thể phải đối mặt với các vụ kiện.