Agile Coach là gì? 10 kỹ năng cần có của Agile Coach

Agile Coach Featured Image

Cập nhật lần cuối vào 21/09/2023 bởi Phạm Mạnh Cường

Một vị trí có thể bạn từng nghe qua khi đề cập tới Agile nhưng lại chưa phổ biến lắm ở Việt Nam – đó là Agile Coach. Thực ra rất nhiều doanh nghiệp có role này nhưng đa số những người nắm role này đều nắm một vị trí khác, có thể là Project Manager, Expert, …

Vậy Agile Coach là ai? Họ có trách nhiệm gì và mỗi ngày làm gì? Mức lương của họ là bao nhiêu? Bạn có nên trở thành Agile Coach và làm gì để trở thành Agile Coach? Cùng xem qua bài viết dưới đây.

Agile Coach là gì?

Agile Coach là người có nhiệm vụ hỗ trợ các nhóm và tổ chức áp dụng các phương pháp thực hành Agile. 

Agile Coach làm gì?

Công việc hàng ngày của họ bao gồm:

  • Lập kế hoạch
  • Thiết kế áp dụng Agile cho nhiều nhóm
  • Cung cấp đào tạo về các khung Agile
  • Nuôi dưỡng văn hóa cởi mở và an toàn tâm lý
  • Huấn luyện các nhà lãnh đạo về thực hành lãnh đạo Agile
  • Phát triển mô hình hoạt động cho các hoạt động Agile trong tương lai
  • Đóng vai trò mẫu mực về các giá trị Agile.

Công việc của Agile Coach bao gồm đào tạo, hỗ trợ, dẫn dắt, điều phối cuộc họp và huấn luyện. Ban đầu, họ thường đóng vai trò đào tạo và hướng dẫn, sau đó chuyển sang ưu tiên việc huấn luyện khi nhóm đã phát triển đủ kỹ năng.

Agile Coach thường xuất phát từ nền tảng quản lý dự án, quản lý sản phẩm, CNTT hoặc phát triển phần mềm và có nhiều kinh nghiệm với các phương pháp Agile như Scrum, Kanban và SAFe.

Chức năng chính của họ là tạo ra và cải tiến các quy trình Agile trong tổ chức, giúp tổ chức thích ứng và tự học hỏi. Công việc của Agile Coach không chỉ xoay quanh việc thay đổi các quy trình, mà còn đảm bảo rằng tổ chức tự thay đổi khi cần thiết. Trong quá trình này, sự thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến các quy trình mà còn đến giá trị sống, niềm tin, kỹ năng và kiến thức của cá nhân trong tổ chức.

3 cấp độ của Agile Coaching

Agile Coaching được chia làm 3 cấp độ, bao gồm: 

  • Agile Team Facilitator: Ở cấp độ này, Agile Coach tập trung vào một hoặc vài nhóm “đang hoạt động”. Họ phát triển các kỹ năng trong việc hỗ trợ, cố vấn hoặc đào tạo cũng như giao tiếp. Họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc chuyển đổi Agile.
  • Agile Coach: Thay vì tập trung một hoặc vài nhóm thì ở cấp độ này, Agile Coach cần phải tập trung vào việc liên kết các nhóm và tạo ra hệ sinh thái. Họ là chuyên gia về thực hành Lean-Agile và đã chọn trọng tâm lĩnh vực kiến ​​thức (Chuyên môn kỹ thuật, kinh doanh hoặc thay đổi tổ chức). Họ sở hữu những kỹ năng điều phối đáng kể và một số kỹ năng huấn luyện chuyên nghiệp, đồng thời rất thành thạo trong việc cố vấn và giảng dạy. 
  • Enterprise Agile Coach:Ở cấp độ này, họ tập trung vào việc phát triển năng lực của tổ chức để sử dụng Agile như một tài sản kinh doanh chiến lược, bao gồm thay đổi văn hóa, phát triển khả năng lãnh đạo và làm việc ở tất cả các cấp độ tổ chức.

Lợi ích của việc có Agile Coach trong tổ chức là gì?

Tăng cường khả năng thích ứng

Mỗi buổi coaching được điều phối bởi Agile Coach đều trang bị cho từng cá nhân và cả đội nhóm về kỹ năng quan sát lẫn phản ứng với thay đổi.

Chính vì vậy, đội nhóm trở nên nhạy bén hơn với từng yêu cầu mới, theo kịp các xu hướng và đưa ra được các hành động phù hợp.

Nâng cao hiệu quả công việc

Coaching là một kỹ năng đặt câu hỏi và thành viên nhóm phải tự trả lời nó. Điều này khiến các thành viên có khả năng tự tìm hiểu và tự ra quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, qua đó là giảm bớt các rủi ro hay hậu quả của các ý tưởng thất bại.

Ngoài việc xác định vấn đề, đó cũng thể là một cách để nhóm tìm thấy các cơ hội và nhanh chóng nắm bắt nó.

Rèn luyện tư duy phản biện

Liên tục tự trả lời các câu hỏi sẽ giúp rèn luyện tư duy phản biện và tạo ra một cái nhìn khách quan hơn về các tình huống khác nhau.

Với một tư duy tốt hơn, các thành viên nhóm có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Agile Coach không chỉ huấn luyện mà còn cung cấp cố vấn, hỗ trợ khi cần thiết để nhóm vượt qua khó khăn, đặc biệt là trong giao tiếp nội bộ.

Một tổ chức với nền tảng giao tiếp nội bộ tốt là cơ sở để tạo nên tinh thần đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau.

Cần có gì để trở thành Agile Coach?

Các buổi coaching của Agile Coach thường được thiết kế dựa trên yêu cầu của cá nhân hoặc nhóm, giúp họ giải quyết vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ cụ thể.

Để làm việc này, Agile Coach cần có kiến thức về Lean & Agile, kỹ năng đào tạo, hỗ trợ, điều phối, và khả năng huấn luyện. Họ cũng có thể chuyên về một trong ba lĩnh vực: kỹ thuật, kinh doanh, hoặc chuyển đổi và thay đổi trong quản lý và quản trị doanh nghiệp.

Agile Coach Job Description

Phẩm chất của Agile Coach

Agile Coach là hình mẫu Agile để mọi người noi theo, do đó họ cần rất nhiều phẩm chất:

  • Dũng cảm: Agile Coach thường phải đối mặt với khó khăn và phải giúp đỡ tổ chức và các nhóm vượt qua chúng. Sự dũng cảm trong việc đưa ra các phản hồi khó khăn và thúc đẩy thay đổi là rất quan trọng.
  • Thân thiện và hòa nhã: Agile Coach cần phải thể hiện sự thân thiện và sẵn sàng lắng nghe các thành viên trong tổ chức. Họ cần phải tạo môi trường thoải mái cho mọi người để thảo luận, học hỏi và cải thiện.
  • Sự hiểu biết và nhạy bén: Agile Coach cần có khả năng cảm nhận mọi tình huống và người tham gia. Sự hiểu biết và nhạy bén giúp họ hiểu được mọi tình huống và đưa ra hướng dẫn thích hợp.
  • Kiên nhẫn: Quá trình triển khai Agile có thể gặp khó khăn và kéo dài. Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng để giữ cho tổ chức và các nhóm tiếp tục phát triển và cải thiện.
  • Sự tự chủ và sự quyết tâm: Agile Coach cần có mục tiêu rõ ràng và sự quyết tâm để đạt được mục tiêu đó. 
  • Khả năng thúc đẩy và truyền cảm hứng: Agile Coach cần có khả năng truyền cảm hứng cho nhóm và tổ chức. Họ phải thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc Agile trong mọi người.
  • Kỷ luật cá nhân: Sự tổ chức cá nhân và khả năng quản lý thời gian là quan trọng để có thể hiệu quả hỗ trợ nhiều nhóm và dự án.
  • Sự sẵn sàng học hỏi: Agile là một lĩnh vực phát triển liên tục. Agile Coach cần luôn cập nhật kiến thức và học hỏi từ các dự án và trải nghiệm thực tế.

Kỹ năng của Agile Coach

10 kỹ năng của Agile Coach
Hiểu biết về Agile

Agile Coach cần phải có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp Agile như Scrum, Kanban, Lean, XP, và SAFe. Họ cần hiểu rõ nguyên tắc và giá trị cốt lõi của Agile.

Lãnh đạo phục vụ

Agile Coach phải có khả năng lãnh đạo và thúc đẩy thay đổi trong tổ chức. Họ cần thúc đẩy các giá trị và nguyên tắc Agile và tạo môi trường thúc đẩy sự cải thiện liên tục.

Xem thêm: Servant Leadership là gì?

Giao tiếp hiệu quả

Agile Coach cần phải có khả năng giao tiếp mạnh mẽ để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và thúc đẩy sự thay đổi. Điều này bao gồm việc lắng nghe tốt và đặt câu hỏi phù hợp.

Đào tạo và huấn luyện

Agile Coach phải có khả năng dạy và huấn luyện các thành viên trong tổ chức về các phương pháp Agile và kỹ thuật liên quan.

Giải quyết xung đột

Họ cần có khả năng giải quyết xung đột và đối phó với mâu thuẫn trong tổ chức một cách xây dựng.

Quản lý thay đổi

Agile Coach cần phải biết cách quản lý quá trình thay đổi trong tổ chức, từ việc đặt ra mục tiêu cho đến theo dõi và đo lường tiến trình

Phân tích và đánh giá

Agile Coach phải có khả năng phân tích các quy trình hiện tại và đánh giá mức độ hiệu quả của chúng, sau đó đề xuất cải thiện.

Quản lý thời gian

Agile Coach thường phải làm việc với nhiều dự án và nhóm cùng một lúc, do đó, khả năng quản lý thời gian và dự án là quan trọng.

Tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là khả năng nhìn xa trước và xác định hướng đi dài hạn cho tổ chức hoặc nhóm làm việc. Agile Coach cần phải có khả năng phân tích tình hình hiện tại của tổ chức và xác định chiến lược Agile phù hợp để đạt được mục tiêu dài hạn. Điều này bao gồm việc xây dựng kế hoạch chi tiết và đảm bảo rằng tổ chức hoàn thiện từng bước để tiến tới mục tiêu.

Quan sát đến chi tiết

Agile Coach cần có khả năng quan sát chi tiết để theo dõi tiến trình và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn. Việc này bao gồm việc theo dõi các cuộc họp Scrum, sprints, hoặc quy trình làm việc hàng ngày để phát hiện sự cản trở và cơ hội cải thiện. Quan sát chi tiết cũng giúp Agile Coach đưa ra các phản hồi cụ thể và đề xuất giải pháp cụ thể để giúp nhóm làm việc tiến bộ.

Agile Coach Certification

Chứng chỉ là thứ không thể thiếu với Agile Coach, số lượng chứng chỉ là thứ đảm bảo cho kiến thức và chuyên môn. Trong đó, các chứng chỉ nổi tiếng nhất có:

  • SAFe Practitioner (SP)
  • SAFe Practitioner Consultant (SPC)
  • SAFe Program Consultant Trainer (SPCT)
  • PMI-Agile Certified Practitioner (PMI-ACP)
  • ICAgile Certified Professional in Agile Coaching Certification (ICP-ACC)
  • ICAgile Certified Expert in Agile Coaching Certification (ICE-AC)

Ngoài ra còn có thể là các chứng chỉ thuộc Agile khác, ví dụ như:

  • Certified Scrum Master (CSM)
  • Certified Scrum Product Owner (CSPO)
  • Professional Scrum Master (PSM)
  • Certified Scrum Professional (CSP)
  • Large-Scale Scrum (LeSS)
  • Scrum Alliance Certified Enterprise Coach (CEC)
  • Scrum@Scale

Agile Coach vs Scrum Master

Agile Coach không phải Scrum Master, mặc dù cả 2 đều tập trung vào cải thiện hiệu suất nhóm nhưng cách tiếp cận và phương pháp khác nhau hoàn toàn.

Agile Coach không giới hạn ở một khuôn khổ nào cả trong khi Scrum Master chỉ đi theo Scrum Framework.

Agile Coach salary là bao nhiêu?

Một huấn luyện viên Agile kiếm được mức lương cơ bản trung bình hàng năm là 118.972 USD ở Mỹ. 

Mức lương được báo cáo bắt đầu ở mức khoảng 87.000 đô la và lên tới 201.000 đô la. 

So sánh điều này với mức lương cơ bản trung bình hàng năm của Hoa Kỳ cho những vai trò tương tự: 

  • Scrum Master: $93,497
  • Senior Scrum Master: $106,921
  • Senior Agile coach: $136,336
  • Enterprise Agile coach: $135,412
  • Agile project manager: $98,926
  • Project manager: $78,985

*Tất cả dữ liệu về lương đều lấy từ Glassdoor tính đến tháng 11 năm 2022

Còn ở VN, đa số các công việc liên quan tới Agile Coach đều khá gần với role Scrum Master.

Bạn có nên trở thành Agile Coach không?

Agile Coach đôi khi là một công việc full-time. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có coi Agile Coach là một role phụ mà không làm ảnh hưởng tới công việc chính.

Đặc biệt là ở cấp độ Agile Team Facilator, thường do một người trong nhóm dự án đảm nhận trực tiếp, với Scrum thì đó chính là Scrum Master.

Còn với cấp độ Agile Coach thường do một quản lý cấp trung trở lên đảm nhận. Riêng với cấp bậc Enterprise Agile Coach thì thường do một chuyên gia bên ngoài đảm nhận.

PMA luôn trân trọng sự tin tưởng và ủng hộ từ cựu học viên. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai chính sách referral hấp dẫn dành cho tất cả các khóa học tại PMA
– Tặng ngay 300k cho cựu học viên giới thiệu thành công 1 khách hàng mới.
– Giảm ngay 300k cho học viên đăng ký học mà được cựu học viên giới thiệu.
Chia sẻ cơ hội học tập tuyệt vời này với bạn bè và đồng nghiệp của bạn ngay hôm nay!