Cập nhật lần cuối vào 27/06/2024 bởi Phạm Mạnh Cường
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, vai trò của Project Manager ngày càng quan trọng và không thể thiếu. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối công việc và quản lý rủi ro để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và trong ngân sách.
Project Manager cần có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, khả năng giao tiếp mạnh mẽ và hiểu biết sâu rộng về ngành nghề liên quan. Hiểu rõ các kỹ năng và trách nhiệm của họ là điều cần thiết cho bất kỳ ai muốn thành công trong lĩnh vực này.
Project Manager là gì?
Project Manager là người được tổ chức giao nhiệm vụ dẫn dắt đôi ngũ dự án để đạt được các mục tiêu của dự án. Để đạt được mục tiêu dự án, Project Manager sẽ triển khai nhiều chức năng khác nhau, như lập kế hoạch, quản lý các quy trình, giám sát hiệu suất làm việc nhóm, làm việc với các bên liên quan,…
Project Manager là một vai trò có ở tất cả các ngành nghề lĩnh vực và là một trong các job được nhiều người hướng tới nhất hiện nay.
Vai trò và trách nhiệm của Project Manager là gì?
Project Manager tham gia vào dự án xuyên suốt vòng đời dự án, theo tiêu chuẩn quốc tế thì gồm 5 quy trình: Initiating (Khởi tạo), Planning (Lập kế hoạch), Executing (Thực thi), Monitoring & Controlling (Giám sát và Kiểm soát) và Closing (Đóng dự án).
Có thể tổng quan mô tả công việc Project Manager phải đảm bảo các đầu mục sau:
- Xác định mục tiêu và phạm vi dự án
- Lập kế hoạch và ghi chép các nhiệm vụ của dự án
- Đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian
- Quản lý tất cả các nguồn lực của dự án
- Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan
- Loại bỏ các chất chặn và rủi ro tiềm ẩn
- Ghi lại quá trình dự án bằng cách sử dụng các công cụ quản lý dự án khác nhau
- Đảm bảo kết quả chất lượng hàng đầu và thành công của dự án
Trong mỗi quy trình của dự án thì Project Manager lại đảm nhiệm các công việc khác nhau, chi tiết hơn bạn có thể xem bài viết bên dưới.
Xem thêm: 5 quy trình quản lý dự án chuẩn quốc tế
Kỹ năng của Project Manager gồm những gì?
Lãnh đạo
Để lãnh đạo hiệu quả, Project Manager cần biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực và định hướng cho đội ngũ. Một Project Manager giỏi không chỉ là người đưa ra quyết định mà còn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của thành viên trong nhóm.
Lập kế hoạch
Một kế hoạch tốt giúp dự án tiến hành theo đúng tiến độ và đạt được các mục tiêu đề ra. Project Manager cần phải xác định các bước cụ thể, phân công nhiệm vụ, và đặt ra các mốc thời gian rõ ràng. Họ cũng cần phải tính toán và dự trù các nguồn lực cần thiết để hoàn thành dự án.
Quản lý giao tiếp
Project Manager cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc cả bằng lời nói và văn bản. Họ cần biết cách truyền đạt mục tiêu, tiến độ và các thay đổi trong dự án cho đội ngũ và các bên liên quan.
Quản trị rủi ro
Project Manager cần xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, bao gồm việc xác định các rủi ro tiềm ẩn, đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của chúng, và lập các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu tác động.
Làm việc với công cụ
Project Manager cần thành thạo các phần mềm như Microsoft Project, Trello, Asana, Jira, và nhiều công cụ khác để theo dõi tiến độ, phân công công việc và quản lý tài nguyên. Kỹ năng làm việc với công cụ còn bao gồm khả năng khai thác các tính năng nâng cao, tạo các báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu dự án.
Làm việc với dữ liệu
Project Manager cần biết cách trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp các bên liên quan nắm bắt được tình hình dự án một cách nhanh chóng.
Quản lý nguồn lực
Project Manager cần phải có khả năng đánh giá năng lực của đội ngũ, phân công nhiệm vụ phù hợp và đảm bảo rằng mọi thành viên đều có đủ nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc.
Xem thêm: 7 kỹ năng của nhà quản lý dự án
Mức lương của Project Manager khoảng bao nhiêu?
Mức lương của Project Manager tùy thuộc khá nhiều vào các bằng cấp và kinh nghiệm, dao động từ $1500 – $10.000
Xem thêm: Mức lương của Project Manager là bao nhiêu?
Tuyển dụng vị trí Project Manager ở đâu?
Hiện nay thì tất cả các kênh tuyển dụng nổi tiếng đều có vị trí Project Manager. Tuy nhiên còn có rất nhiều kênh khác như các cộng đồng IT, các cộng đồng quản lý dự án. Tại PMA thì cũng có 1 group zalo PM Network.
Lộ trình trở thành Project Manager chuyên nghiệp
Tốt nghiệp đại học
Yêu cầu bằng đại học là yêu cầu cơ bản cho vị trí Project Manager. Nếu bạn không có bằng cử nhân thì vẫn có một vài tổ chức xem xét, tuy nhiên họ vẫn sẽ yêu cầu bạn nhanh chóng đi học và bổ sung bằng cấp đại học.
Tích lũy kinh nghiệm
Kinh nghiệm ở đây không chỉ là kinh nghiệm quản lý, mà là kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực. Ví dụ lĩnh vực công nghệ, bạn có thể xuất phát từ vị trí lập trình viên rồi tham gia các công tác quản lý ở vai trò Trợ lý hoặc Team Lead.
Chinh phục chứng chỉ
Chứng chỉ khẳng định chất lượng kiến thức của bạn và dễ dàng truyền tải trình độ của bạn đến với mọi người nhất. Bạn nên sở hữu chứng chỉ PMP để có một đãi ngộ tốt hơn trong công việc của Project Manager.
Tham gia mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ rất quan trọng, cung cấp rất nhiều thứ như thông tin, cơ hội, sự hỗ trợ cộng đồng, …Duy trì các mối quan hệ là một trong các kĩ năng cơ bản và cần thiết nhất của Project Manager.
Trở thành Project Manager chuyên nghiệp
Sau khi có tất cả những điều trên, bạn đã có tiềm năng trở thành một Project Manager chuyên nghiệp. Tiếp đến hãy cố gắng tích lũy nhiều kiến thức kinh nghiệm hơn và chinh phục các chứng chỉ tiếp theo như PgMP hay PfMP.